Ngày 17/11, tại phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ về kiểm duyệt mạng xã hội, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley và Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerberg đã có buổi đối chất. Ông Josh Hawley chỉ ra rằng Facebook đã sử dụng công cụ nội bộ hợp tác với Google và Twitter để tiến hành kiểm duyệt các cá nhân, trang web và tài khoản.

Josh Hawley
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Josh Hawley (Ảnh: chụp màn hình C-SPAN)

Ông Hawley nói rằng Facebook đã sử dụng một công cụ nội bộ có tên là “Tasks”, vốn dùng để cải thiện quy trình làm việc của nhân viên,  hợp tác với Google và Twitter để đồng loạt kiểm duyệt người dùng trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, Facebook còn sử dụng một công cụ nội bộ khác có tên là “Centra” để theo dõi người dùng cho dù họ truy cập ở chế độ ẩn danh.

Ông Hawley đã trình chiếu một ảnh chụp màn hình của công cụ Tasks trong phiên điều trần. “Tôi nhận thấy rằng công cụ Tasks cũng hiển thị hồ sơ đánh giá của Google và Twitter. Vì vậy, tôi cho rằng Facebook đã nối thông với Google và Twitter, đồng thời rút ra các đề xuất của họ liên quan đến kiểm duyệt ngôn luận để áp dụng chúng trên nền tảng Tasks. Bằng cách này, Facebook có thể hợp tác hiệu quả với hai công ty kia để tiến hành kiểm duyệt ngôn luận.”

Cùng ngày điều trần (17/11), ông Hawley đã đăng một ví dụ về công cụ Tasks trên Twitter. Ông đăng trên Twitter rằng: “Người tố giác báo với tôi rằng Facebook đang sử dụng hệ thống quản lý dự án nội bộ Tasks có liên kết với Twitter và Google để kiểm duyệt ngôn luận”.

Trong một tweet khác, ông Hawley cho biết: “Twitter và Google thường xuyên đưa ra các đề xuất kiểm duyệt nội dung tài khoản, cá nhân, trang web, và rất nhiều người phái bảo thủ. Từ đó, Facebook ghi lại chúng trên công cụ Tasks. Tuy nhiên, ông Zuckerberg từ chối cung cấp danh sách có liên quan.”

Tại buổi điều trần, ông Hawley đã hỏi ông Zuckerberg có sẵn sàng cung cấp cho Ủy ban Tư pháp danh sách tất cả nội dung được Facebook, Twitter và Google chia sẻ lên công cụ Tasks hay không và có sẵn sàng cung cấp danh sách thông tin về việc xem xét bài phát biểu được ghi lại trên công cụ Tasks hay không.

Tại phiên điều trần, thượng nghị sĩ Ted Cruz cũng yêu cầu ông Zuckerberg cung cấp danh sách các cá nhân, trang web và tổ chức bị kiểm duyệt ngôn luận.

Tuy nhiên, ông Zuckerberg đã từ chối cung cấp nội dung trên. Ông Hawley nói: “Bây giờ chúng ta đều biết, ông Zuckerberg thừa nhận rằng công cụ Tasks có tồn tại, nhưng từ chối cung cấp những gì ông ấy đã biết.”

Ông Hawley cũng nói tại phiên điều trần: “Những công ty này của các ông đều là những ngã khổng lồ quốc tế. Điều tôi muốn nói là cách các ông liên kết nhịp nhàng với nhau để kiểm soát thông tin người dùng.”

“Các bộ phận của Facebook bao gồm nhóm đánh giá, nhóm quản lý phúc lợi cộng đồng, nhóm quản lý trung thực,  nhóm quản lý phát ngôn thù địch, đều sử dụng công cụ Tasks để  liên lạc phối hợp nhau, quản lý người dùng, tài khoản hoặc các trang web bị chặn.”

Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (thuộc đảng Cộng hòa – bang Tennessee) cũng đặt ra vấn đề “Facebook giống như là một chính quyền hơn là một công ty bình thường”. Vì có được “quyền lực do luật liên bang cho phép có thể phát triển mà không bị kiện”, các mạng xã hội này đã “đã sử dụng quyền lực đó một cách bừa bãi để để bịt miệng những người bảo thủ.” Bà kết lại rằng: “Chúng tôi sẽ phải định nghĩa ai thực sự là người xuất bản thông tin, bởi vì các ông không có ý chí, năng lực và cũng không muốn chịu trách nhiệm để tự mình làm điều đó.

Cũng tại buổi điều trần này, ông chủ Dorsey của Twitter cho biết đã gỡ bỏ khoảng 300.000 tweet liên quan đến bầu cử trong khoảng thời gian từ ngày 27/10 đến 11/11, tương đương với 0,2% tổng số các tweet liên quan đến bầu cử trên hệ thống. Twitter cũng đã gán nhãn hạn chế hoặc gỡ bỏ hơn 50 tweet của Tổng thống Trump kể từ Ngày bầu cử (3/11).

Ngày 28/10 năm nay, tờ Epoch Times (Mỹ) tiết lộ rằng, Facebook đã thuê 6 kỹ sư Trung Quốc để tiến hành kiểm duyệt, chỉ cần thấy tuyên bố chỉ trích ĐCSTQ hoặc ca ngợi phe bảo thủ là lập tức xóa bỏ, chính vì vậy mà có ví von là “Facebook Đỏ”.

Hiện nay, những nhân vật hàng đầu phe bảo thủ của Mỹ đã kêu gọi mọi người rời Facebook, Twitter, chuyển chiến trường đến một nền tảng mạng xã hội khác là Parler. Parler là tiếng Pháp, có nghĩa là ngôn luận, nói. Mô hình kinh doanh của các mạng xã hội nói một cách đơn giản chính là phù hợp với thị hiếu của người dùng. Các công ty này thu thập quy luật hoạt động của người dùng internet, sở thích và bình luận, sau đó hiển thị những nội dung người dùng thích, khiến người xem không muốn rời mắt. Đây chính là mô thức hoạt động cơ bản của truyền thông xã hội. Tuy nhiên, Parler không hoạt động theo mô thức này, không thu thập thói quen xem của người dùng, không hiển thị nội dung đề xuất cho người dùng, nền tảng này hầu như không thu thập bất cứ thông tin nào của người dùng. Do nguyên nhân bảo mật, nên người dùng cũng không cách nào chuyển các nội dung ở nền tảng khác sang dễ dàng. Mô thức hoạt động của nó rất đơn giản, bạn theo dõi để ý ai thì thì nó sẽ hiển thị bài đăng của người đó đến trước mặt bạn. Bài viết mới nhất ở trên cùng nhất, không kiểm duyệt, không gắn nhãn, không lọc thông tin, cũng không chặn.

Bảo Minh (t/h)

VIDEO: [VIỆT SUB] CHẤT VẤN GAY CẤN CỦA THƯỢNG NGHỊ SĨ BLACKBURN VỚI CEO FACEBOOK VÀ TWITTER

Xem thêm: