Sau khi các nhà ngoại giao Trung Quốc rao giảng cho những người đồng cấp Mỹ về nhân quyền và dân chủ tại phiên mở màn cuộc họp Mỹ-Trung hôm 18/3, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley (bang Missouri) đã nhận định rằng Trung Quốc Cộng sản tự tin họ có thể bắt nạt các thuộc cấp của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

“[Trung Quốc] tin họ có thể vần chính quyền Biden”, Thượng nghị sĩ Hawley viết trên Twitter hôm thứ Sáu (19/3).

Ông Hawley đưa ra bình luận trên kèm đoạn dẫn tweet của Jordan Schneider – chuyên gia phân tích Trung Quốc của Rhodium Group.

Ông Jordan viết: “Thật điên rồ khi các quan chức Trung Quốc, gần như đã nín lặng khi làm việc với chính quyền Trump, nhưng trong lần tiếp xúc đầu tiên với bộ sậu Biden, bạn nghĩ [phía Trung Quốc] sẽ muốn tạo ra một ấn tượng tử tế với [bộ sậu Biden], [nhưng] họ lại quyết định thực hiện [kiểu ngoại giao] Sói Chiến để gây ấn tượng với [ông] Tập Cận Bình”.

Cuộc hội đàm Mỹ – Trung diễn ra 2 ngày 18-19/3, chia làm 3 khoảng thời gian chiều, tối và ngày hôm sau. Trong cuộc hội đàm mở màn chiều ngày 18/3, theo dự định, các đại biểu Mỹ và Trung Quốc sẽ có 2 phút phát biểu mở đầu, sau đó truyền thông sẽ ra ngoài và hai bên tiến hành họp kín.

Đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phát biểu đi thẳng vào vấn đề trong 2 phút, đề cập đến việc phía Mỹ chú ý đến các hành động của Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông nói: “Chúng tôi cũng sẽ thảo luận về những quan ngại sâu sắc của mình đối với hành vi của Trung Quốc, bao gồm vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, tấn công mạng nhắm vào Mỹ và cả đe dọa kinh tế đến đồng minh của chúng tôi.”

Sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan phê bình phía Trung Quốc đe dọa đến các giá trị quan cơ bản ngắn gọn trong hơn 2 phút, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì đã có bài phát biểu dài hơn 16 phút chỉ trích phía Mỹ.

Ông Dương nói: “Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, đều là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc, chúng tôi kiên quyết phản đối Mỹ can thiệp vào nội chính của Trung Quốc.

Trước đó, ông Blinken đã nói rằng: “Những hành vi này (của ĐCSTQ) đe dọa đến duy hộ ổn định toàn cầu và một trật tự dựa vào luật lệ, đây không chỉ là vấn đề nội bộ.” Ông Dương Khiết Trì tức giận đáp trả: “Điều mà chúng tôi tuân theo, không phải là trật tự quốc tế dựa trên luật lệ được một số ít quốc gia cổ súy.”

Đối mặt với phê bình của phía Mỹ, ông Dương không nhượng bộ, biểu thị Mỹ cần quản tốt việc của bản thân nước Mỹ, cải thiện nhân quyền của chính nước Mỹ. “Trung Quốc sẽ không chấp nhận những chỉ trích vô cớ của phía Mỹ … Mỹ không đại biểu cho dư luận quốc tế. Dư luận phương Tây không được coi là dư luận quốc tế về mặt số lượng hay xu hướng thế giới. Hãy nghĩ xem trong lòng mình có chắc không. Bởi vì các vị không đại biểu (cho dư luận quốc tế), các vị chỉ có thể đại biểu cho Chính phủ Mỹ,” ông Dương nói.

Cuối cùng, ông Dương Khiết Trì trực tiếp hắng giọng nói Mỹ không có tư cách đứng ở trên cao nhìn xuống mà dạy bảo Trung Quốc. “Chúng tôi nghĩ quá tốt cho các vị, chúng tôi cho rằng các vị sẽ tôn trọng lễ tiết ngoại giao cơ bản, bây giờ tôi nói một câu, các vị không có tư cách nói trước mặt Trung Quốc rằng các vị xuất phát từ vị thế sức mạnh để nói chuyện cùng Trung Quốc.

Ông Dương Khiết Trì phát biểu xong, ra hiệu cho Ngoại trưởng Vương Nghị tiếp tục. Lúc này, ông Vương Nghị nhắc nhở có cần phiên dịch hay không, ông Dương nói “còn cần phiên dịch ư?” Sau đó, phía Trung Quốc cũng hoàn thành phần phiên dịch những gì ông Dương vừa nói. Tiếp theo, ông Vương Nghị mở đầu ngắn gọn, chỉ trích phía Mỹ đưa ra chế tài ĐCSTQ (chỉ về việc chế tài 24 quan chức Hồng Kông) ngay trước một ngày diễn ra cuộc gặp mặt: “Không phải là đạo lý đãi khách một cách bình thường”. “Đây là quyết định mà Mỹ đưa ra để cố gắng chiếm một số ưu thế trong cuộc tiếp xúc với Trung Quốc sao?”, ông Vương hỏi. “Đương nhiên, đây là tính toán sai lầm, chỉ phản ánh sự yếu đuối và nhược điểm của nội bộ nước Mỹ, sẽ không làm lay động lập trường hoặc phương án giải quyết của Trung Quốc trong những vấn đề này.

Ngoại trưởng Mỹ dường như cảm thấy tức giận với biểu hiện của phía Trung Quốc, đã đặc biệt mời phóng viên ở lại, ghi lại những đáp trả cứng rắn của ông. Ông Blinken nói, ấn tượng trong cuộc nói chuyện của ông với lãnh đạo các nước và cả chuyến công du Nhật Bản, Hàn Quốc vừa kết thúc là hoàn toàn khác với lập trường của Trung Quốc. “Họ cảm thấy rất hài lòng với sự trở lại của nước Mỹ, chúng tôi cũng nghe được một số quan ngại sâu sắc đối với một số hành động mà phía Chính phủ Trung Quốc đang làm … Tôi còn nhớ, khi Tổng thống Biden vẫn còn làm Phó Tổng thống, chúng tôi thăm Trung Quốc, khi đó là lúc xảy ra sóng gió tài chính, có rất nhiều cuộc thảo luận, bao gồm cả Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lúc bấy giờ. Khi đó, Phó tổng thống Biden nói đừng nghĩ đến việc chống lại Hoa Kỳ, bây giờ vẫn là như vậy.

Ông Jake Sullivan nói, “Một quốc gia tự tin có thể xem xét khuyết điểm của bản thân một cách cẩn thận, và luôn tìm cách cải thiện,” đây cũng là bí quyết của Mỹ.

Sau cuộc họp, theo Politico, một quan chức Mỹ giấu tên đã cáo buộc Trung Quốc chỉ đến để “thu hút sự chú ý của công chúng và truyền thông”.

Vào thứ Sáu (19/3), cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng xuất hiện để bình luận về cuộc gặp Trung-Mỹ đầu tiên tại Alaska thời chính quyền Biden, ông viết trên Twitter: “Sức mạnh trấn áp những kẻ xấu. Sự yếu đuối chỉ chuốc lấy chiến tranh”.

Cũng trong ngày 19/3, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Ben Sasse cho hay: “Tôi có nhiều khác biệt về chính sách với chính quyền Biden, nhưng mọi người Mỹ nên đoàn kết chống lại bạo chúa ở Bắc Kinh.”

Dân biểu Cộng hòa Paul Gosar đã tweet chỉ trích rằng đây là kết quả của chính sách đối ngoại “Nước Mỹ cuối cùng” (America Last) của ông Biden, cho thấy rõ sự yếu kém của (chính quyền) ông Biden.

Xuân Thành

Xem thêm: