Ngày 11/11, tổ chức chống hạt nhân quốc tế “Open Nuclear Network” (Mạng lưới Hạt nhân Mở) đã có báo cáo chỉ ra một số bức ảnh do các kênh truyền thông chính thức của Triều Tiên công bố là ảnh cũ sử dụng lại, và nhiều bức ảnh đã bị chỉnh sửa so với ảnh cũ.

p3245051a18000195
Trong các bức ảnh thử nghiệm tên lửa gần đây do Triều Tiên công bố nhiều bức là ảnh giả trong quá khứ. (Ảnh: KCNA)

Thời gian gần đây, Triều Tiên thường xuyên bắn tên lửa khiêu khích. Truyền thông dòng chính của nước này cũng công khai tung ảnh các vụ phóng thử, gây căng thẳng trong khu vực.

Theo báo cáo của truyền thông Hàn Quốc “JoongAng Ilbo(Nhật báo Trung ương), tổ chức chống hạt nhân “Open Nuclear Network” có trụ sở tại thủ đô Vienna, Áo, đã công bố một báo cáo vào hôm 11/11.

Báo cáo nói rằng hình ảnh thử tên lửa mà Triều Tiên đã công bố cho công chúng, thông qua các các kênh truyền thông chính thức, nhiều ảnh trong số chúng dựa trên những bức ảnh cũ, hoặc những bức ảnh đã được chỉnh sửa hay làm giả chưa được công khai trước đây, chỉ có màu nền được điều chỉnh một chút, các yếu tố khác về cơ bản là giống nhau.

(Nội dung tweet: “ONN đã cập nhật bản tóm tắt về sự leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên với danh sách các hoạt động quân sự của CHDCND Triều Tiên từ ngày 25/9 – 14/11.”)

(Nội dung tweet: “CHDCND Triều Tiên đang có xu hướng sử dụng lại các bức ảnh cũ. Một trường hợp đã được xác định và một trường hợp bị nghi ngờ sử dụng lại hình ảnh cũ, được tìm thấy trong báo cáo về các hoạt động tên lửa từ cuối tháng Chín đến đầu tháng 11/2022 của nước này. Những hoạt động như vậy làm giảm độ tin cậy của các kênh chính thức của CHDCND Triều Tiên.”)

Ví dụ: Ngày 7/11, truyền thông chính thức của Triều Tiên công bố một loạt tên lửa mà họ đã phóng trong thời gian diễn ra cuộc tập trận quân sự chung “Vigilant Storm” do Hoa Kỳ và Hàn Quốc tổ chức vào đầu tháng. Trong đó phát hiện hình ảnh một tên lửa đạn đạo tầm ngắn chiến thuật mới (CRBM) bị nghi giống hệt như bức ảnh được công bố vào tháng Tư năm nay.

Ngoài ra hôm 12/10, Triều Tiên đã công bố chùm ảnh về một phương tiện phóng tên lửa đang thử nghiệm một tên lửa hành trình chiến lược tầm xa, cũng được chụp và phát hành vào tháng 9/2021. Hai bức ảnh giống nhau, chỉ có kích thước của phương tiện phóng và ngọn lửa là khác nhau.

Tổ chức chống hạt nhân “Open Nuclear Network” chỉ trích rằng những bằng chứng giả mạo này cho thấy thông tin truyền thông chính thức của Triều Tiên không đáng tin cậy. Nhiều chuyên gia thẳng thừng cho rằng đây là thủ đoạn tuyên truyền nội bộ dối trá và những phân tích trong nước gây nhầm lẫn của Triều Tiên.

Cuộc tập trận “Chiến thuật hạt nhân” của Kim Jong-un là những bức ảnh cũ

Theo báo cáo của hãng thông tấn Yonhap, ngày 10/10, Triều Tiên đã công bố loạt ảnh về một loạt cuộc tập trận quân sự, do lực lượng hạt nhân chiến thuật của Triều Tiên tiến hành, thông qua các kênh truyền thông chính thức của nước này như Rodong Sinmun.

Trong đó có ảnh tên lửa đánh trúng mục tiêu là một hòn đảo không người trên vùng biển phía đông. Sau khi so sánh, quân đội Hàn Quốc cho rằng bức ảnh này giống với bức ảnh do Triều Tiên công bố hồi tháng Một năm nay.

Kênh truyền thông chính thức của Triều Tiên Rodong Sinmun tuyên bố rằng cuộc huấn luyện chiến đấu hạt nhân do ông Kim Jong-un dẫn đầu kéo dài trong 14 ngày, từ ngày 25/9 – 9/10, với mục đích xác minh khả năng răn đe chiến tranh, và phản công hạt nhân của nước này.

Tuy nhiên, quân đội Hàn Quốc phán đoán rằng vào ngày 25/9, Triều Tiên đã tiến hành diễn tập phóng tên lửa đạn đạo tại một bãi phóng trên mặt nước ở một hồ chứa phía Tây Bắc, và các bức ảnh khi đó đã được công bố.

Quân đội cho biết tên lửa do Triều Tiên phóng có tầm bắn 600 km. Do tên lửa được phóng từ huyện Taechon, tỉnh Pyongan Bắc, khoảng cách tới mục tiêu ở vùng biển phía đông chỉ 400 km, nên không thể là mục tiêu đảo trên vùng biển phía đông.

(Nội dung tweet: “Tin tức: Triều Tiên công bố những hình ảnh đầu tiên về các vụ thử tên lửa khác nhau được tiến hành từ ngày 25/9 – 9/10 dưới sự chỉ đạo của ông Kim Jong Un.”)

Quân đội Hàn Quốc sau đó tuyên bố, trong số đó có 1 bức ảnh rất giống với bức ảnh được công bố lần này, từ ngọn lửa trong vụ nổ sau vụ va chạm, hay độ cao của các gợn sóng xung quanh hòn đảo đều giống nhau.

Giới quân sự cho rằng Triều Tiên không đính kèm mô tả cho bức ảnh, nên không rõ mục đích đưa bức ảnh này là gì. Nhưng có thể suy đoán chúng không phải là ảnh chụp vụ phóng tên lửa ngày 25/9, mà là ảnh cũ.

Đài Á Châu Tự Do (RFA) dẫn lời ông Bruce W. Bennett của Viện RAND cho biết Triều Tiên đã bắn 25 quả tên lửa trong 10 giờ vào ngày 2/11, với tổng giá trị gần 70 triệu USD.

RFA cho biết 70 triệu USD này có thể mua vật tư cho Triều Tiên trong 1 tháng, tương đương với lượng lương thực nhập khẩu từ Trung Quốc của 1 năm trước khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

Theo báo cáo của VOA, một người trong Văn phòng Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ trích hành vi phóng tên lửa khiêu khích của Triều Tiên: “Triều Tiên vắt kiệt người dân của mình, và đầu tư tất cả các nguồn lực tài chính vào các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất hợp pháp.”

Bình Minh (t/h)