Một toà án quốc tế độc lập có trụ sở tại London đã viết thư cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc, ông Antonio Guterres, thúc giục ông điều tra việc bổ nhiệm một nhà ngoại giao Trung Quốc vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Embed from Getty Images

Toà án về vấn đề Trung Quốc – do luật sư nhân quyền, Ngài Geoffrey Nice làm chủ tọa – kháng nghị rằng việc bổ nhiệm nhà ngoại giao Jiang Duan vào nhóm tư vấn Hội đồng nhân quyền (UNHCR) đồng nghĩa với việc Liên Hợp quốc đang “phạm tội đồng lõa” với những vụ lạm dụng quyền con người của Trung Quốc, bao gồm đàn áp các nhóm Hồi giáo tại Tân Cương và các cáo buộc về thu hoạch nội tạng người, đặc biệt với nhóm người tập Pháp Luân Công.

Hồi tháng Ba, Toà án đã tuyên bố Trung Quốc là một “nhà nước phạm tội,” đã đồng thuận và che đậy tội ác thu hoạch tạng cưỡng bức hơn 20 năm qua. Toà án đã phỏng vấn hơn 50 nhân chứng và phân tích những chứng cứ bằng văn bản về ngành công nghiệp tỷ đô liên quan đến buôn bán tạng người của ĐCSTQ.

Trung Quốc liên tục phủ nhận tất cả các cáo buộc về cưỡng bức thu hoạch nội tạng, dù thừa nhận năm 2005 rằng họ đã lấy nội tạng từ các tử tù. Bắc Kinh nói rằng thực tiễn này đã chấm dứt vào năm 2015.

Tuy vậy, các nhà phê bình từ lâu đã kiên trì quan điểm rằng thị trường ghép tạng không thể được cung cấp chỉ từ các tử tù, mà chính phủ còn lấy tạng từ các tù nhân chính trị và các nhóm thiểu số, gồm cả những người tu luyện Pháp Luân Công và cộng đồng người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương.

Chính phủ độc tài Trung quốc đã bị buộc tội về hàng loạt vụ vi phạm nhân quyền, gồm đàn áp các nhóm thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương và đàn áp những người ủng hộ dân chủ tại khu vực bán tự trị Hồng Kông.

Việc bổ nhiệm ông Jiang vào UNHCR đã làm dấy lên “những quan ngại sâu sắc” giữa các thành viên của Toà án về vấn đề Trung Quốc vì “các thể chế lớn” của thế giới không có ý định đương đầu với Trung Quốc vì “những vi phạm nhân quyền đặc biệt nghiêm trọng” gồm cả thu hoạch nội tạng.

Bức thư của Tòa án gửi tới ông Guterres cho rằng việc “giết người thu hoạch tạng cưỡng bức” có thể so sánh được với “hành động tội ác tàn bạo ghê tởm nhất phạm phải trong các cuộc xung đột của thế kỷ 20”, gồm thảm sát thời Đức Quốc xã, giết người hàng loạt của Khơ-me đỏ ở Campuchia và thảm sát ở Rwanda.

“Liên Hợp quốc không thể không quan tâm đến những quan ngại này để tránh bị buộc tội đồng loã trên thực tế,” lá thư viết.

Bác sĩ ghép thận Vũ Hán tử vong do Covid-19 nghi từng mổ cướp nội tạng

Được yêu cầu bình luận về lá thư, một người phát ngôn của Hội đồng Nhân quyền (HRC) nói với tờ Newsweek rằng nhóm Tư vấn – mà ông Jiang được bổ nhiệm vào – tồn tại để khuyến nghị cơ chế các thủ tục đặc biệt về người được uỷ nhiệm, tức là các chuyên gia nhân quyền độc lập, lên cho chủ tịch của HCR. Sau cùng các chuyên gia được chỉ định bởi tất cả 47 thành viên của HCR.

Các thành viên nhóm Tư vấn phục vụ trong “khả năng cá nhân”“không có bất kỳ ảnh hưởng nào, cũng như không thể dễ dàng gây ảnh hưởng tới những vấn đề mà HCR cần giải quyết”, người phát ngôn nói.

Người phát ngôn HCR cũng bổ sung thêm rằng cơ quan này gần đây không có kế hoạch điều tra về các cáo buộc thu hoạch nội tạng của Bắc Kinh, dù đã ghi nhận rằng vấn đề này và vấn đề đàn áp cộng đồng người Ngô Duy Nhĩ đã được trình lên Hội đồng nhiều lần.

Tại phiên họp mới nhất gần đây – bị tạm hoãn do bùng phát dịch COVID-19, người phát ngôn HCR ghi nhận rằng nhiều tuyên bố quan trọng chỉ trích mạnh mẽ việc “lạm dụng nhóm người thiểu số này” đã được đưa ra.

Ông Hamid Sabi, luật sư của Tòa án độc lập về vấn đề Trung Quốc, nói với Newsweek rằng vai trò của ông Jiang trong nhóm tư vấn năm người có khả năng đem đến cho Bắc Kinh “ảnh hưởng to lớn” để chống đỡ và “ngăn cản bất cứ cuộc điều tra nào về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc bằng cách thao túng các thành viên khác.”

Ông Sabi nói rằng ông Jiang sẽ giúp xem xét chặt chẽ các ứng cử viên cho các vị trí giải quyết các vấn đề như tự do ngôn luận và những vụ mất tích cưỡng bức – những lĩnh vực mà Trung Quốc nhiều lần bị cáo buộc là hành động phạm pháp.

Hồ sơ tệ hại về nhân quyền của Trung Quốc và sự che đậy thông tin có hệ thống về đại dịch COVID-19 đã khiến 82 tổ chức và hiệp hội, chủ yếu đến từ Trung Âu và Đông Âu, đệ đơn yêu cầu hủy bỏ lệnh bổ nhiệm. Họ đã gửi thư đến Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, Chủ tịch Ủy ban thứ ba của Đại hội đồng Christian Braun, Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Elisabeth Tichy-Fisslberger, Cao ủy Liên Hiệp Quốc vì quyền con người Michelle Bachelet, cũng như đến từng quốc gia trong số 55 quốc gia thành viên của nhóm khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vốn đã đề cử Trung Quốc vào Nhóm Tư vấn Hội đồng Nhân quyền.

Xuân Lan

Xem thêm: