Hôm 21/2, Câu lạc bộ Phóng viên Nước ngoài ở Trung Quốc (FCCC) cho hay, họ cảm thấy “rất thất vọng và sửng sốt” trước sự can thiệp của chính quyền Trung Quốc đối với các nhà báo đưa tin về Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh.

Embed from Getty Images

Trong một thông báo, tổ chức này đã chỉ trích: “FCCC rất thất vọng trước việc Trung Quốc thắt chặt các điều kiện đối với báo chí, đi ngược lại với tinh thần của Thế vận hội.”

Tổ chức các phóng viên đã đưa ra một ví dụ về việc một quan chức Thế vận hội của Trung Quốc đã ngăn cản một phóng viên nước ngoài phỏng vấn một vận động viên Hồng Kông trong khu hỗn hợp sau một sự kiện trượt tuyết, mặc dù theo các quy định của Thế vận hội quốc tế, việc phỏng vấn được cho là được phép thực hiện ở những khu vực đó.

Mặc dù Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (IOC) mô tả vụ việc này là một trường hợp “cá biệt”, nhưng FCCC khẳng định, sự can thiệp chính thức của chính quyền cộng sản Trung Quốc đã diễn ra “thường xuyên” trong suốt Thế vận hội. FCCC mô tả đây là “một triệu chứng cho thấy môi trường hoạt động đầy thách thức đối với truyền thông nước ngoài ở Trung Quốc.”

Ngay cả trước khi Thế vận hội bắt đầu, việc lo ngại về sự giám sát và can thiệp của Bắc Kinh đối với truyền thông nước ngoài tại Thế vận hội nghiêm trọng đến mức một số nhà báo đã quyết sử dụng điện thoại và máy tính xách tay “tạm thời trong thời gian ngắn” mà họ có thể vứt bỏ khi kết thúc việc đưa tin về Thế vận hội. Cách này sẽ giúp các nhà báo nước ngoài ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc sử dụng phần mềm theo dõi, vốn sẽ cho phép chế độ cộng sản giám sát nội dung của thiết bị.

FCCC cho biết, các quan chức an ninh và tuyên truyền của ĐCSTQ thường xuyên theo dõi, quấy rối, và cư xử thô bạo đối với các phóng viên cố gắng đưa tin bên ngoài các địa điểm tổ chức Thế vận hội. Ví dụ, FCCC đã dẫn chứng một vụ việc đã bị quốc tế chỉ trích vào đêm khai mạc Thế vận hội, khi đó một người bảo vệ đeo băng đỏ đã xô đẩy nhà báo truyền hình Hà Lan Sjoerd den Dass trong lúc ông thực hiện một phóng sự cho đài truyền hình NOS trên một con phố đông đúc gần sân vận động. FCCC lưu ý, khi xảy ra vụ việc, nhà báo den Dass đang đứng ở vị trí mà chính cảnh sát đã chỉ dẫn anh ta chỉ vài phút trước đó.

Việc đối xử thô bạo đối với nhà báo den Dass không phải là vụ việc duy nhất khiến nhiều người lo ngại. FCCC còn dẫn chứng thêm nhiều vụ việc khác bao gồm việc các nhân viên an ninh Trung Quốc đã ngăn cản một cách thô bạo các phóng viên phỏng vấn các cư dân địa phương gần địa điểm trượt tuyết Thế vận hội, cũng như việc cảnh sát can thiệp để ngăn chặn một đoàn của hãng thông tấn Pháp AFP quay phim lễ khai mạc từ một căn hộ riêng cách sân vận động Tổ Chim 1,2 dặm (1.9km). Đáng chú ý, căn hộ này không nằm trong khu vực bảo vệ chính thức của cảnh sát.

Ngoài các trường hợp quấy rối cơ thể và sự can thiệp của chính quyền vào công việc của các nhà báo quốc tế, FCCC còn bày tỏ mối quan ngại về các biện pháp hạn chế do các quan chức Trung Quốc đưa ra. Các nhà chức trách cộng sản yêu cầu các nhà báo rằng tất cả việc đưa tin ở những khu vực công cộng phải nhận được sự phê duyệt trước của chính quyền.

Thông báo của FCCC tiếp tục: “Các quan chức an ninh ở Bắc Kinh dường như đặc biệt nhạy cảm về việc các phóng viên quay phim bất kỳ điều gì liên quan đến Thế vận hội.” Để chứng minh, FCCC đã trích dẫn việc chính quyền Trung Quốc đã ngăn cản một phóng viên của một hãng tin Hoa Kỳ phỏng vấn người dân Bắc Kinh về linh vật Thế vận hội bên ngoài một cửa hàng bán hàng chính thức. Các quan chức yêu cầu phóng viên này phải liên lạc với Bộ Ngoại giao Trung Quốc để xin phép phỏng vấn.

Các quan chức cũng nói với một nhà báo khác rằng cô không được phép quay phim biểu tượng Thế vận hội.

Ngoài ra. FCCC còn lên án, một số nhà báo người ngoài đã trở thành mục tiêu của một chiến dịch quấy rối trên mạng phát xuất từ việc đưa tin của họ về Thế vận hội. Truyền thông nhà nước Trung Quốc và một số nhà ngoại giao giấu tên của Trung Quốc đã kích động một số cuộc tấn công này.

FCCC nhấn mạnh: “FCCC kêu gọi các nhà chức trách Trung Quốc bảo vệ các quy định mà chính họ đặt ra cho báo chí nước ngoài đã được công nhận chính thức ở Trung Quốc: cụ thể, cho phép các nhà báo đặt chỗ và thực hiện các cuộc phỏng vấn của riêng họ mà không bị nhà nước thiệp và được tự do đưa tin ở những vực công cộng.”

Tuy nhiên, thông báo kết luận: “Rất đáng tiếc, cả hai quy định này đều không được thực hiện, ở thời điểm mà sự chú ý của toàn cầu đang tập trung vào Trung Quốc hơn bao giờ hết.”

Gia Huy (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: