Hôm 10/11 giờ Mỹ, Tối cao Pháp viện bắt đầu xét xử vụ kiện của đảng Cộng hòa nhằm chấm dứt Obamacare, còn gọi là Đạo luật chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA). Việc xét xử diễn ra đúng 1 tuần sau Ngày bầu cử, nơi chiến thắng rõ ràng hiện vẫn chưa được quyết định cho ứng viên Tổng thống nào.

Embed from Getty Images

Obamacare được đưa ra chính thức thành luật dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama vào năm 2010 khi phe Dân chủ nắm cả Thượng viện và Hạ viện. Đây được coi là đạo luật phức tạp và dài dòng nhất trong lịch sử nước Mỹ với tổng cộng 2.000 trang, 360.000 chữ. 

Tuy vậy, Obamacare đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía đảng Cộng Hòa do nhiều bất cập và ngốn ngân sách cực lớn, đánh dấu bằng sự ra đời của Đảng Trà (Tea Party), gồm các Nghị sĩ Cộng Hòa bảo thủ diều hâu và có tiếng nói trong hệ thống lập pháp. Phe Cộng hòa đã ít nhất 40 lần tìm cách xóa bỏ đạo luật này nhưng chưa thành công.

Trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2016, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy quá nửa người dân Mỹ phản đối Obamacare. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra tại Mỹ để phản đối đạo luật.

Một trong những điểm tranh cãi chính của Obamacare là các công ty bảo hiểm không được phép từ chối cấp bảo hiểm cho những người có “tiền sử vấn đề về sức khỏe” (như ung thư, bệnh tim, tiểu đường, v.v…), cũng như không được tăng phí bảo hiểm đối với họ. Các công ty bảo hiểm cũng không được phép áp đặt mức chi trả tối đa đối với mỗi cá nhân (thường áp dụng với các bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, bệnh chữa trị tốn kém). Điều này đã khiến các công ty bảo hiểm phải tăng phí bảo hiểm lên cao để bù đắp cho những khoản kia. Việc bắt buộc mua bảo hiểm hoặc là bị phạt đã khiến nhiều người phải chật vật xoay sở.

Tháng 5/2017, Hạ viện Mỹ dưới sự kiểm soát của đảng Cộng Hòa đã thông qua dự luật bãi bỏ Obamacare với số phiếu sít sao. Chính quyền TT Trump hy vọng rằng việc thay thế Obamacare sẽ giúp tiết kiệm ngân sách và khoản tiết kiệm này sẽ được dùng để giảm thuế.

Vụ kiện chống lại luật Obamacare được thực hiện bởi Bộ Trưởng Tư Pháp Texas, cáo buộc rằng lệnh bắt buộc người dân mua bảo hiểm là vi hiến. Do vậy, nếu nếu tòa án xóa điều khoản bắt buộc mua bảo hiểm, toàn bộ Obamacare cần phải bị huỷ bỏ.

Vào tháng 12 năm 2018, Toà liên bang ở Texas đã phán quyết Obamacare là vi hiến. Tuy nhiên, các quy tắc của Obamacare vẫn sẽ được giữ nguyên hiệu lực cho tới khi phiên phúc thẩm tòa Tòa Tối cao Mỹ diễn ra.

Trước đó, vào năm 2012 và 2015, Tòa tối cao Mỹ đã ra phán quyết giữ nguyên phần lớn các điều khoản của Đạo luật. Tuy vậy, trong lần xét xử này có thêm bà Amy Coney Barrett, người vừa được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm Thẩm phán, kết quả có thể sẽ thay đổi. 

Nhiều luật sư và chính quyền TT Trump kỳ vọng Toà tối cao sẽ phán quyết Obamacare là vi hiến bằng cách giữ nguyên phán quyết của Tòa tối cao bang Texas 2 năm trước.

Phán quyết về vụ kiện dự kiến sẽ được công bố vào tháng 6 năm 2021.

Ngân Hà (t/h)

Xem thêm: