Ngày 5/4 vừa qua, Tối cao Pháp viện Mỹ đã bác đơn kiện cựu Tổng thống Donald Trump, qua đó yêu cầu các thẩm phán cho phép ông chặn những người chỉ trích mình trên Twitter.

Twitter
(Ảnh minh họa: kovop58/Shutterstock)

Thẩm phán thiên hữu Clarence Thomas đã viết một quan điểm riêng, trong đó lặp lại những lo ngại của đảng Cộng hòa về sức mạnh của các công ty truyền thông xã hội như Twitter, đồng thời cho biết thêm rằng Tối cao Pháp viện cần phải vào cuộc.

“Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hướng đến các nguyên tắc pháp lý chung của mình, trong đó áp dụng cho cơ sở hạ tầng thông tin thuộc sở hữu tư nhân như các nền tảng kỹ thuật số,” ông cho hay.

Thomas cho biết các công ty truyền thông xã hội, với tư cách là các tổ chức tư nhân có thể kiểm duyệt nội dung của người dùng khi họ thấy “phù hợp”. Họ cần phải hành xử giống như các doanh nghiệp khác, trong đó yêu cầu tất cả khách hàng phải được đối xử một cách bình đẳng.

Ông Trump đã kháng cáo sau khi Tòa phúc thẩm Khu vực Hai có trụ sở tại New York kết luận rằng ông đã vi phạm Tu chính án Thứ nhất của Hiến pháp Mỹ khi chặn những người chỉ trích mình trên nền tảng mạng xã hội. Ông Trump (đảng viên Cộng hòa) đã rời nhiệm sở vào tháng 1/2021.

Các thẩm phán Tối cao Pháp viện cuối cùng đã đưa ra quyết định bác phán quyết của Tòa án phúc thẩm Khu vực Hai với lý do ông Trump hiện không còn là tổng thống của nước Mỹ.

Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống, ông Trump thường xuyên sử dụng Twitter để quảng bá chương trình nghị sự của mình. Twitter đã cấm ông Trump tham gia nền tảng sau cuộc tấn công vào Điện Capitol diễn ra vào ngày 6/1.

Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đều chỉ trích các công ty truyền thông xã hội vì những lý do khác nhau. Cụ thể, đảng Cộng hòa cho rằng các nền tảng này đã phân biệt đối xử với những người thiên hữu trong khi đảng Dân chủ cho hay các Big Tech đã can thiệp chưa đủ “mạnh tay” để loại bỏ các thông tin sai lệch và nội dung cực đoan.

Một số đảng viên Đảng Cộng hòa đã kêu gọi việc tước bỏ các lá chắn pháp lý dành cho những Big Tech theo quy định tại Mục 230 của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (CDA) ban hành năm 1996. Đạo luật này cho phép các công ty hưởng quyền miễn trừ đối với nội dung mà người dùng đăng trên trang web của họ.

Ông Trump đã sử dụng Twitter như một cách thức giao tiếp quan trọng trước và trong nhiệm kỳ tổng thống của mình.

Trước khi bị đình chỉ vĩnh viễn, tài khoản @realDonaldTrump của ông Trump, được lập ra vào năm 2009, đã có hơn 88 triệu người theo dõi. Twitter cho biết họ đã cấm ông Trump khỏi nền tảng của mình “do nguy cơ kích động bạo lực.”

Ông Trump cho biết mình sử dụng mạng xã hội như một cách để phớt lờ các phương tiện truyền thông “chính thống” mà ông gọi là “tin giả (fake news)” trong khi coi các nhà báo là “kẻ thù của người dân.”

Vụ việc bắt đầu khi 7 người mà ông Trump đã chặn vào năm 2017, cùng với Viện Knight First Amendment tại Đại học Columbia, đã khởi kiện ông Trump vì cho rằng hành động của ông đã vi phạm quy định được nêu trong Tu chính án Thứ nhất.

Phán quyết của Tòa án phúc thẩm Khu vực Hai tương tự như quyết định chống lại ông Trump của thẩm phán liên bang được đưa ra vào năm 2018, và điều này đã khiến tổng thống bỏ chặn một số tài khoản.

Theo Newsmax,

Phan Anh

Xem thêm: