Tổng thống Lula da Silva của Brazil cho biết khi kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc và UAE vào Chủ nhật (16/4) rằng ông đã thảo luận để hòa giải cuộc chiến của Nga ở Ukraine, đồng thời đổ lỗi cho Mỹ và châu Âu gây kéo dài xung đột này.

Lula da silva
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva (Ảnh chụp màn hình video)

Thúc đẩy “G20 chính trị” để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine

Tờ AFP đưa tin, ông Tổng thống phe cánh tả Lula da Silva của Brazil – người đang phục vụ nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, cho biết những nước này cần cùng một số nước khác thúc đẩy một “G20 chính trị” để nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Ông Lula cho biết đã thảo luận với Tổng thống Mohamed Bin Zayed Al Nahyan của UAE (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) và Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc về việc thành lập một nhóm các nước làm trung gian, giống như nhóm các nền kinh tế lớn G20, cho rằng Nhóm G20 được thành lập [năm 1999] để giải cứu nền kinh tế toàn cầu khi đó đang gặp khủng hoảng, hiện nay cần thành lập “một G20 khác” để chấm dứt cuộc chiến này và thiết lập hòa bình. Ông đó là ý tưởng của cá nhân ông và nghĩ rằng sẽ thành công.

Là một người cánh tả kỳ cựu, ông Lula da Silva (77 tuổi) từng bị nhiều chỉ trích là có quan hệ quá mập mờ với ông Tổng thống Nga Putin. Ông nói tại Abu Dhabi rằng cuộc chiến ở Ukraine là do hai nước gây ra. Ông Putin không làm gì để ngăn chặn chiến tranh, ông Zelensky không làm gì để ngăn chặn chiến tranh. Châu Âu và Mỹ tiếp tục kéo dài cuộc chiến theo cách riêng của họ, vì vậy các nước “G20 chính trị” sẽ ngồi xuống nói: “Đến với nhau để kết thúc chuyện này”.

Khi đến thăm Trung Quốc, ông Lula da Silva cáo buộc Washington “khuyến khích” chiến tranh bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine. Ông cho biết đã thảo luận về sáng kiến ​​của mình với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Đức Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và lãnh đạo một số nước Nam Mỹ.

Cả Trung Quốc và Brazil đều không tham gia các biện pháp trừng phạt quốc tế của phương Tây đối với cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, còn UAE có lập trường trung lập.

Ông Lula mặc dù hay phát biểu chỉ trích Mỹ nhưng đã tìm cách cải thiện quan hệ với Mỹ sau khi tiếp tục nắm quyền vào tháng 1, sau đó tới tháng 2 ông đã có lần đầu tiên đến thăm Nhà Trắng.

Vào sáng Chủ Nhật khi trở về Brazil, ông cho biết phái đoàn của ông đến Trung Quốc để ký kết nhiều thỏa thuận tổng trị giá 10 tỷ USD; còn tại UAE, hai bên đã ký một loạt thỏa thuận hợp tác, trong đó có việc UAE đầu tư tới 2,5 tỷ USD để xây dựng dự án dầu diesel sinh học tại Brazil.

Tổng thống Brazil này còn lên án thống trị của đồng USD trong thương mại toàn cầu, kêu gọi các nước được gọi là BRIC (khối các nền kinh tế mới nổi lớn) gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi dùng một loại tiền tệ thay thế đồng USD.

Mỹ bất bình về tuyên bố của Tổng thống Brazil

Theo hãng thông tấn châu Âu của Tây Ban Nha (Europa Press), Chính phủ Mỹ đã rất tức giận trước những nhận xét của ông Lula về Washington, cho rằng Brazil đang từ bỏ cái gọi là “trung lập” mà nước này đang cố gắng thể hiện trong cuộc chiến ở Ukraine.

Theo nhiều quan chức Chính phủ Mỹ được báo Sao Paulo phỏng vấn cho biết, mặc dù Brazil tuyên bố trung lập trong tranh chấp địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng nước này dường như có liên kết rõ ràng với Trung Quốc và Nga. Hơn nữa, Brazil không những không cân bằng được lập trường mà còn áp dụng quan điểm rõ ràng là chống Washington.

Tờ Sao Paulo cho biết, các quan chức Mỹ nói rằng Mỹ không gây áp lực buộc Brazil không phát triển quan hệ với Trung Quốc hay chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc, bởi vì Mỹ cũng có trao đổi với Trung Quốc, nhưng Mỹ nhận thấy các quan chức hàng đầu Brazil gồm Tổng thống, Ngoại trưởng Mauro Vieira, cố vấn chính sách đối ngoại Mauro Vieira… đã có thái độ thù địch với Mỹ.

Thông tin chỉ ra giới chức Mỹ nhận thấy tuyên bố có vấn đề nhất của ông Lula da Silva: cho rằng Washington là trở ngại cho việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine, trong khi Trung Quốc và Nga là những nước sẽ chấm dứt cuộc chiến này.