Một nhóm bốn giáo sư luật người Úc đã đề cử Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho Giải Nobel Hòa bình. Đây là đề cử thứ ba mà ông Trump nhận được trong những tuần gần đây.

KHẢO SÁT BẦU CỬ MỸ 2020

Thăm dò

Theo bạn ứng cử viên nào sẽ trúng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020?

  • Donald Trump (95%, 2.788 Votes)
  • Joe Biden (4%, 117 Votes)
  • Không quan tâm (1%, 40 Votes)

Tổng phiếu: 2.945

Loading ... Loading ...

Thuong-vien-tha-bong-tong-thong-Trump

Ông David Flint, một trong những giáo sư trong nhóm đề cử, hôm 28/9 cho biết việc đề cử dựa trên cái gọi là “học thuyết Trump”, hay cách tiếp cận của đương kim Tổng thống trong chính sách đối ngoại.

“Học thuyết Trump quá phi thường, cũng giống như nhiều điều khác ông ấy làm. Ông ấy được dẫn dắt bởi hai yếu tố dường như không có ở rất nhiều chính trị gia: Trước hết, ông ấy có ý thức chung; và ông ấy được thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia. Do đó, trong hoàn cảnh của chúng ta, điều này cũng thúc đẩy lợi ích trong liên minh các nước phương Tây,” ông Flint nói trực tuyến trên Sky News.

“Với ‘học thuyết Trump’, ông ấy đã quyết định rằng nước Mỹ sẽ không còn tham gia vào các cuộc chiến tranh bất tận nữa – những cuộc chiến không đạt được gì ngoài việc khiến hàng nghìn người Mỹ trẻ tuổi thiệt mạng trong khi đất nước gánh chịu những khoản nợ khổng lồ; còn các quốc gia mà Mỹ tham chiến cũng không giải quyết được vấn đề gì. Vì vậy, ông Trump đang làm giảm xu hướng của Mỹ tham gia vào bất kỳ cuộc chiến tranh nào”.

Ông Flint cũng chỉ ra cách tiếp cận không chính thống của Trump đối với sự bế tắc đã tồn tại dai dẳng ở Trung Đông, nơi hầu hết các quốc gia từ chối giao dịch với Israel.

Một số quốc gia Ả Rập, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đã thông báo bình thường hóa quan hệ với Israel trong tháng này. Tất cả các bên đều ghi nhận sự hỗ trợ của ông Trump trong việc thực hiện các thỏa thuận.

“Những gì Donald Trump làm là đi ngược lại với mọi lời khuyên, nhưng ông ấy đã làm điều đó với lẽ thường, ông ấy đã đàm phán trực tiếp với các quốc gia Ả Rập liên quan và Israel, rồi đưa họ đến với nhau. Và các quốc gia khác đang xếp hàng … để tham gia vào mạng lưới hòa bình vốn sẽ thống trị Trung Đông này,” ông Flint nói.

Ông Flint cũng trích dẫn cách Tổng thống Trump đã “làm dịu căng thẳng liên quan đến Triều Tiên” và rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran cùng thỏa thuận khí hậu Paris là những lý do xứng đáng để được đề cử cho giải thưởng.

Trước đó trong tháng 9, ông Trump đã 2 lần được đề cử giải Nobe Hoà bình: một bởi nhà lập pháp Na Uy với viện dẫn về thỏa thuận UAE – Israel; và một từ nhà lập pháp Thụy Điển, người đã chỉ ra thỏa thuận Kosovo – Serbia do ông Trump làm trung gian.

Khi được hỏi về các đề cử và liệu ông có thể mở rộng nỗ lực của mình tới Trung Quốc hay không, ông Trump nói với các phóng viên rằng ông rất vinh dự và ông sẽ sẵn sàng làm việc với Trung Quốc và Ấn Độ.

“Tôi biết rằng hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ đang gặp khó khăn, những khó khăn rất đáng kể. Và hy vọng rằng họ sẽ giải quyết được điều đó. Nếu chúng tôi có thể giúp đỡ, chúng tôi rất muốn giúp đỡ,” ông Trump nói.

Trong một tuyên bố riêng, Nhà Trắng cho biết các thỏa thuận hòa bình Trung Đông là “minh chứng cho tầm nhìn và ngoại giao táo bạo của Tổng thống Trump, và ông rất vinh dự được Ủy ban Nobel xem xét”.

Các đề cử này là dành cho giải thưởng năm 2021, vì các đề cử cho giải thưởng năm nay đã kết thúc từ trước.

Zachary Stieber/ The Epoch Times

Xem thêm: