Hôm thứ Hai (24/2), Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói với Hội đồng Bảo an rằng nguy cơ xung đột giữa các cường quốc trên toàn cầu đã đạt đến “mức cao lịch sử”.

shutterstock 10912343391
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đến dự cuộc họp tại Hội đồng Liên minh châu Âu tại Brussels, Vương Quốc Bỉ vào ngày 15/5/2018. (Ảnh: Alexandros Michailidis/ShutterStock)

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2 năm ngoái, các nước phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu đã liên tiếp thực hiện các biện pháp kinh tế chống lại Nga, khiến tình hình quốc tế càng thêm căng thẳng.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng cảnh báo thế giới có thể đang đứng trước bờ vực nguy hiểm hơn so với thời Chiến tranh Lạnh.

Ngày 24/2, khi tham dự Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ông Guterres ngồi cạnh Ngoại trưởng Lavrov. Tại cuộc họp, ông Guterres chỉ trích rằng việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra nhiều đau thương và tuyệt vọng cho người dân Ukraine, khiến nền kinh tế toàn cầu đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) càng thêm hỗn loạn.

Phát biểu tại cuộc họp về chủ nghĩa đa phương và Hiến chương Liên Hợp Quốc của Hội đồng gồm 15 thành viên, ông Guterres nói: “Căng thẳng giữa các cường quốc đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Nguy cơ xung đột cũng vậy, do rủi ro hoặc tính toán sai lầm”.

Ngoại trưởng Lavrov, người giữ chức chủ tịch luân phiên trong tháng này, cũng nói rằng, giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ giữa các quốc gia trở nên nguy hiểm hơn so với thời Chiến tranh Lạnh, tình hình trở nên xấu đi do mất niềm tin vào chủ nghĩa đa phương.

Tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các quốc gia thành viên như Mỹ, Pháp, Anh đều lên án việc Nga xâm lược Ukraine.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, nói với Hội đồng: “Bên triệu tập đạo đức giả của chúng ta ngày hôm nay – Nga – đã xâm lược nước láng giềng Ukraine và đánh vào trọng tâm của Hiến chương Liên Hợp Quốc”.

Bà nói: “Cuộc chiến bất hợp pháp, vô cớ và không cần thiết này đi ngược lại nguyên tắc thiêng liêng nhất của chúng ta: Đó là một cuộc chiến tranh xâm lược và xâm chiếm lãnh thổ là không bao giờ được chấp nhận”.

Nhưng ông Lavrov lại cho rằng Nga xâm lược Ukraine là để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, và rằng các dân tộc thiểu số ở phương Tây không được phép đại biểu cho toàn nhân loại.

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022, các đồng minh phương Tây vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí và nhiều nguồn lực khác, giúp Ukraine chống lại Nga trong năm qua.

Theo một báo cáo do Viện nghiên cứu chiến tranh của tổ chức tư vấn Mỹ công bố vào ngày 22/4, quân đội Ukraine đã thiết lập một vị trí ở bờ đông sông Dnipro. Truyền thông Ukraine cho rằng điều này có thể biểu thị “cuộc phản công đã bắt đầu”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Ngân sách quốc phòng năm tới sẽ đạt mức cao mới, chủ yếu là do Bắc Kinh

Ngày 29/3, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã tham dự phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Hạ viện. Ông cho rằng ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2024 của Chính phủ Mỹ đã đạt mức cao mới, lý do chính là để đối phó với Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ).

“Đây là một ngân sách được định hướng chiến lược, một ngân sách được thúc đẩy bởi mức độ nghiêm trọng của cuộc cạnh tranh chiến lược giữa chúng ta và Bắc Kinh,” ông Austin nói.

Ngân sách này là 842 tỷ USD, tăng 3,2% so với ngân sách được ban hành trong năm tài chính 2023, và tăng 13,4% so với ngân sách được ban hành trong năm tài chính 2022.

Ngoài quỹ dành cho các bộ phận khác nhau của quân đội Mỹ, ngân sách quốc phòng trong năm mới còn mở rộng đầu tư vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Một trong những ưu tiên của Bộ Quốc phòng bao gồm tăng cường hợp tác an ninh với các đồng minh và đối tác như Philippines, Nhật Bản, Úc và Anh.

Ông Austin cho biết, ngân sách cũng bao gồm “Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương”, tăng 40% so với yêu cầu của năm ngoái, ở mức 9,1 tỷ USD, cũng đạt mức cao kỷ lục. Điều này sẽ tài trợ cho lực lượng mạnh mẽ hơn cho Hoa Kỳ, bảo vệ Hawaii và Guam tốt hơn, cũng như thúc đẩy sự hợp tác sâu sắc hơn với các đồng minh và đối tác.

Bình Minh (t/h)