Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm 8/6 đã thúc giục 30 quốc gia thành viên khối liên minh quân sự lớn nhất thế giới này phải bảo vệ trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ và ủng hộ dân chủ trong bối cảnh đối mặt với nhiều thách thức từ Trung Quốc và Nga. 

Ngày 26/6/2019, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại một cuộc họp báo về kết quả cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao NATO tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ.
Ngày 26/6/2019, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại một cuộc họp báo về kết quả cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao NATO tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ. (Ảnh: Alexandros Michailidis/ ShutterStock)

Tổng thư ký Stoltenberg trong bài phát biểu nêu tầm nhìn của ông về NATO đến năm 2030 đã nói rằng tổ chức do Hoa Kỳ lãnh đạo này phải trở nên chính trị hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã phơi bày sự thiếu chuẩn bị ở nhiều quốc gia và sự yếu kém nghiêm trọng trong hệ thống y tế của họ.

Ông Stoltenberg nói trong một sự kiện trực tuyến tổ chức hôm 8/6 rằng: “Khi chúng ta hướng tới năm 2030, chúng ta thậm chí cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các quốc gia có cùng chí hướng như Úc, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc để bảo vệ các luật lệ và các thể chế toàn cầu nhằm đảm bảo cho chúng ta an toàn trong nhiều thập kỷ”.

Tổng thư ký NATO đã thúc giục các quốc gia thành viên phải “bảo vệ thế giới được hình thành dựa trên tự do và dân chủ. Không phải dựa trên bắt nạt và cưỡng chế”.

Ông Stoltenberg nói rằng “những thách thức mà chúng ta phải đối mặt trong thập kỷ tới là lớn hơn bất cứ điều gì mà chúng ta có thể xử lý một mình. Không phải chỉ mình Châu Âu hay chỉ mình Mỹ. Do đó, chúng ta phải chống lại sự cám dỗ của những giải pháp quốc gia đơn lẻ”.

Ông Stoltenberg nói thêm rằng các quốc gia đồng minh “phải sống theo các giá trị, tự do, dân chủ và luật pháp của chúng ta”.

Tổng thư ký NATO lưu ý rằng Nga vẫn phát triển các loại vũ khí mới, bao gồm một loại tên lửa tầm trung được ra mắt gần đây, trong khi “sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự thay đổi cơ bản của cán cân quyền lực toàn cầu”, cũng như sự lây lan của virus corona Vũ Hán đã gia tăng các căng thẳng về an ninh.

Đại dịch COVID-19 đã được nhìn nhận là kẻ thù thầm lặng và đã lấy đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người dân sống ở cả hai bờ Đại Tây Dương (Châu Âu và Châu Mỹ), nhưng NATO chỉ có thể đóng một vai trò giới hạn trong công cuộc chiến đấu với loại dịch bệnh chết người này, nếu so sánh tương quan với các thể chế đa phương khác như Liên Hiệp Quốc hay Liên minh Châu Âu.

Ông Stoltenberg kêu gọi các quốc gia thành viên “cần sử dụng NATO một cách chính trị hơn nữa” thông qua sử dụng các nguồn lực quân sự, kinh tế và ngoại giao để giúp củng cố các xã hội và giảm thiểu tính dễ tổn thương của các số hội đó trước các mối đe dọa như virus corona Vũ Hán hay các cuộc tấn công mạng trực tuyến.

Xuân Thành (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: