Trong tình trạng quan hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Litva tiếp tục xấu đi, gần đây 19 nhân viên Đại sứ quán Litva và gia đình của họ đã sơ tán khỏi Bắc Kinh. Trước đó, họ tiết lộ bị ĐCSTQ gây áp lực, “không thể không” sơ tán vì những lo ngại về an ninh.

p2989161a881729813
Luật sư nhân quyền Trần Quang Thành, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nhân quyền của Đại học Công giáo Mỹ. (Nguồn:: An Ziqi / Vision Times)

Nguyên nhân của động thái trên, như đã biết vào ngày 18/11 năm nay, Litva bất chấp áp lực từ ĐCSTQ khi cho phép Đài Loan thành lập “Văn phòng đại diện của Đài Loan tại Litva”. Ngay lập tức, ĐCSTQ ra tay hành động “bá đạo” ngoại giao đối với Litva.

Litva nước nhỏ nhưng ảnh hưởng ngoại giao lớn

Về vấn đề này, ông Trần Quang Thành (Chen Guangcheng), một luật sư nhân quyền nổi tiếng và một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nhân quyền của Đại học Công giáo Mỹ, nói với Vision Times rằng Litva đã rất bản lĩnh trước sự đe dọa của ĐCSTQ. Điều này đã khiến nhiều nước lớn vẫn đang cộng tác với ĐCSTQ cảm thấy tự thẹn. Nếu mối quan hệ bang giao chỉ dựa trên lợi ích thì không đáng tin cậy.

Việc các nhà ngoại giao Litva rút khỏi Trung Quốc càng gia cố quyết tâm của Litva thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Vấn đề hiện nay Đài Loan đối mặt khó xử về ngoại giao bắt nguồn từ việc trước đây họ vội rút khỏi Liên Hợp Quốc, động thái này hiện nay nhìn lại mới thấy là rất thiển cận.

Trên bình diện ngoại giao, việc Litva có thể can đảm đi bước này, không loại trừ việc cộng đồng quốc tế hoàn toàn nhận ra tác hại của chế độ độc tài ĐCSTQ đối với thế giới, và điều này có khả năng trở thành bước đầu tiên trong hiệu ứng domino. Hơn nữa, hành động của Litva thực sự đã khiến nhiều nước dân chủ lớn ở phương Tây, đặc biệt là những nước liên tục thỏa hiệp với ĐCSTQ, tự thấy phải xấu hổ. Không chỉ vậy, hành động của Litva cũng rất hữu ích trong việc thúc đẩy tinh thần chính trực của cộng đồng quốc tế.

Ngoài ra, có một hiện tượng thú vị là dưới sự bao vây ngoại giao của ĐCSTQ có nước vùng Caribe là Nicaragua tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ lại dè dặt. Vì đối với Đài Loan, mục tiêu của tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ là thúc đẩy không còn nước nào dám ngoại giao với Đài Loan, cho nên mỗi khi có thêm một thành công là lại rêu rao mạnh mẽ.

Về vấn đề này, luật sư Trần Quang Thành cho rằng quan hệ ngoại giao giữa các nước thực tế đều có tín hiệu trước, khi vấn đề thực sự bộc lộ công khai cho mọi người biết thì thực tế nhiều thứ đã định vị. Dù Litva chỉ là nước nhỏ bé nhưng vấn đề là động thái cũng thể hiện tính chất vấn đề tương tự.

Việc ĐCSTQ không có cách nào để cường điệu động thái của Nicaragua có thể là do hiệu ứng trong vụ việc Litva, dù sao hai sự kiện chỉ cách nhau vài ngày.

Ở đây có thể phân tích việc Litva có động thái này, không thể loại trừ do cảm thấy tình hình quốc tế có sự thay đổi. Chớ tưởng rằng Litva là một nước nhỏ nên tác động của vấn đề không lớn, nhìn lại lịch sử xem ba nước Baltic đã cứng rắn như thế nào trước Liên Xô để thấy vấn đề không dễ đối phó, huống chi Litva còn là lãnh đạo của ba nước Baltic.

Như được mô tả trong “Quần áo mới của Hoàng đế” (Kejserens nye Klæder) của đại văn hào Đan Mạch Andersen, hoàng đế khỏa thân đi trên đường phố nhưng các quan đại thần lại khen ngợi vẻ đẹp của “bộ quần áo”, thế rồi một lời nói của đứa trẻ đã lột trần những lời dối trá. Đôi khi chính sách ngoại giao quốc tế cũng vậy, trong khi các chính khách khen ngợi lẫn nhau một cách giả tạo, cần có ai đó lột trần vấn đề ra.

Mỹ đóng băng tài sản của 14 Phó ủy viên trưởng Nhân đại của ĐCSTQ

Gần như cùng lúc với việc Litva rút khỏi Trung Quốc, Mỹ đã phong tỏa toàn bộ tài sản tại Mỹ của 14 Phó ủy viên trưởng Nhân đại của ĐCSTQ (tương đương Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Ngoài ra, 14 người này và những người thân trong gia đình của họ cũng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.

Sau vụ việc, Thứ trưởng Trịnh Trạch Quang (Zheng Zeguang) của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ ngay lập tức triệu tập ông Robert W. Forden của Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc để phản đối. Chế tài của Mỹ đối với các quan chức ĐCSTQ nêu trên là liên quan đến việc ĐCSTQ thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia” tại Hồng Kông.

Luật sư Trần Quang Thành cho biết rằng vấn đề này chắc chắn sẽ khiến ĐCSTQ rất khó xử, đặc biệt là vì người dân Trung Quốc sẽ chú ý đến việc 14 ông quan chức phó ủy viên kia đã bị phong tỏa bao nhiêu tài sản và người nhà của họ có được hộ chiếu và thẻ xanh Mỹ như thế nào. Người dân Trung Quốc bắt đầu rất quan tâm bàn tán vấn đề này, trong khi cơ quan chức năng ĐCSTQ đang khó khăn để có thể lèo lái dư luận.

Về các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với các quan chức ĐCSTQ, phải đến nhiệm kỳ của ông Trump thì mới được nâng cấp thúc đẩy, bước đi chế tài đối với 14 quan chức ĐCSTQ lần này có thể xem là nối theo chính sách hay trước đó của ông Trump. Mỹ nên mở rộng cường độ, phạm vi, cũng như chiều sâu trong vấn đề trừng phạt quan chức ĐCSTQ.

Có thông tin tình báo cho biết tài khoản của con cái các quan chức ĐCSTQ ở Mỹ thường chứa hàng chục triệu đô la Mỹ. Nếu yêu cầu từng người giải thích thì liệu có ai làm rõ ràng được không? Chính phủ Mỹ không thể không biết điều này, điều tra là rõ ngay. Chúng lấy đâu ra tiền mua Lamborghini và Ferrari, không cần phải nói thì đều biết hệ quả đằng sau đó là tham nhũng ở mức độ khủng khiếp.

Vấn đề là ở Mỹ không có khó khăn gì trong việc điều tra những con sâu mọt này, chỉ cần điều tra là nhất định phanh phui ra. Bởi vì Mỹ có một cơ quan điều tra tội phạm tài chính rất kiện toàn và luật pháp trao cho cơ quan này quyền hạn tương ứng, chỉ cần nhà chức trách hạ quyết tâm, họ nhất định sẽ điều tra ra vô số trường hợp. Vấn đề là họ muốn làm ở mức độ nào?

Từ việc chính quyền Biden trừng phạt 14 quan chức ĐCSTQ cho thấy sự tương đồng trong chính sách của hai đảng của Mỹ đối với ĐCSTQ, cả Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều dung túng cho ĐCSTQ. Đây là lý do ông Biden từ chối danh xưng “bạn cũ” của ĐCSTQ, dù sao thì môi trường chung đã khác, khiến tương lai xu hướng [căng thẳng Mỹ – Trung] này sẽ chỉ nóng hơn chứ không nguội đi, cả hai đảng đều không ai dám hành động đi ngược lại xu hướng.

Việc xoa dịu ĐCSTQ hiện nay không phải là chuyện khó hay không mà có đáng như vậy hay không? Khi các chính khách cân nhắc vấn đề này phải nghĩ tới cái giá phải trả có chịu được không? Nói một cách đơn giản, nếu đảng nào dám mạo hiểm trước sự phản đối của cả thế giới để lựa chọn chính sách xoa dịu ĐCSTQ, thì toàn đảng đó sẽ phải chịu gánh nặng trong 10 năm tới, thậm chí lâu hơn, và những hậu quả khôn lường bắt nguồn từ những quyết định sai lầm có thể hủy hoại tương lai của đảng đó.

Trạch Thủy, Vision Times

Xem thêm: