Quân đội Hàn Quốc hôm 5/11 cho biết đã trinh sát được trong khoảng thời gian từ 11h32 sáng đến 11h59 cùng ngày, Triều Tiên  đã phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ huyện Tongrim, tỉnh Bắc Pyongan về hướng biển phía tây (Hoàng Hải của Trung Quốc).

tenlua trieutien
Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo lần thứ tư trong vòng một tuần hồi đầu tháng 10/2022. (Ảnh chụp màn hình video)

Yonhap: Từ đầu năm 2022 đến nay, Triều Tiên phóng tên lửa tổng cộng 33 lần

Theo Hãng thông tấn Yonhap, những tên lửa này có khoảng cách bay khoảng 130 km, độ cao 20 km và tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh). Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích về loại tên lửa, xét từ độ cao thì có thể là KN-25, xét về tốc độ cũng có thể là KN-23 – là phiên bản Triều Tiên của tên lửa Iskander của Nga.

Ngoài ra, đáng chú ý là huyện Tongrim, tỉnh Bắc Pyongan gần biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, chỉ cách thành phố Đan Đông, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc 20 km, và khá bất thường khi tên lửa được bắn ở Hoàng Hải. Về vấn đề này, phía Hàn Quốc vẫn đang phân tích ý đồ của Triều Tiên.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, Triều Tiên đã có 33 lần phóng tên lửa đạn đạo và 3 phần phóng tên lửa hành trình trong năm nay.

Mỹ và Hàn Quốc đã phát động cuộc tập trận chung trên không “Vigilant Storm” vào cuối tháng 10. Hôm 5/11, cuộc tập trận còn có sự tham gia của máy bay ném bom B-1B, nhằm răn đe hành động khiêu khích của Triều Tiên.

Theo phân tích, Triều Tiên có thể sử dụng cuộc tập trận chung trên không “Vigilant Storm” như một cái cớ để thực hiện việc phóng tên lửa khiêu khích.

Các tên lửa đạn đạo này có thể là tên lửa phóng loạt siêu lớn KN-25 khi xét về độ cao, nhưng xét về tốc độ thì có khả năng là KN-23.

Mỹ có kế hoạch tăng cường triển khai máy bay chiến đấu có khả năng mang hạt nhân

Triều Tiên gần đây thường xuyên thử nghiệm một số lượng lớn tên lửa, gia tăng hành động khiêu khích. Chính phủ Mỹ có kế hoạch triển khai thêm nhiều máy bay chiến đấu có thể mang theo hạt nhân xung quanh bán đảo Triều Tiên để tăng khả năng răn đe.

Tờ Financial Times tại Anh đưa tin, Triều Tiên đã phóng thêm một số tên lửa vào ngày 3/11, trong đó có một tên lửa xuyên lục địa. Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc. Trong cuộc họp báo sau cuộc họp, ông Lee Jong-sup cho biết Mỹ sẽ tăng tần suất triển khai các khí tài chiến lược có thể mang vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời đáp trả hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng “bằng cách tăng tần suất và cường độ triển khai trên bán đảo Triều Tiên và các khu vực lân cận, đạt đến mức độ tương đương với việc triển khai bình thường”.

Ông Austin nhấn mạnh, Lầu Năm Góc sẽ không thường xuyên triển khai các khí tài chiến lược có khả năng hạt nhân tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc, nhưng sẽ “ra vào một cách định kỳ”. Ông chỉ ra rằng gần đây, Mỹ đã tái triển khai máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có khả năng mang vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc và nhóm tấn công máy bay USS Ronald Reagan cũng đã đến thăm Hàn Quốc lần đầu tiên sau 5 năm, động thái này “cũng gửi một rất tín hiệu mạnh mẽ”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Hàn Quốc cũng lặp lại những gì Bộ Quốc phòng Mỹ công bố vài ngày trước trong báo cáo “Đánh giá tư thế vũ khí hạt nhân”, đồng thời cảnh báo Bình Nhưỡng rằng bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào nhắm vào Mỹ hoặc Hàn Quốc đều sẽ dẫn đến sự “kết thúc” của chính quyền Kim Jong-un.

Ông Victor Cha, một chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Georgetown, Mỹ, cho biết cảnh báo này không có nghĩa là một chính sách mới, nhưng nó “rõ ràng hơn nhiều” so với những cảnh báo trước đây từ Washington và Seoul; nó có nghĩa là nhằm nâng cao “khả năng răn đe”, nội dung báo cáo đánh giá tư thế vũ khí hạt nhân cũng cho thấy, nếu Triều Tiên “tấn công cơ hội” trong trường hợp xảy ra xung đột quy mô lớn giữa Mỹ và một nước lớn khác, Mỹ cũng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả Triều Tiên.