Trong những tuần gần đây, COVAX, Liên minh Toàn cầu về Vắc-xin và Tiêm chủng, đã đề xuất cung cấp cho Triều Tiên 3 triệu liều vắc-xin Sinovac do ĐCSTQ sản xuất, nhưng đã bị nước này từ chối. COVAX là một chương trình quốc tế thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nơi các chính phủ phương Tây tài trợ vắc-xin cho các quốc gia có thu nhập thấp.

shutterstock 1977290582
(Ảnh minh họa: TY Lim/Shutterstock)

Hôm thứ Tư (ngày 1/9), người phát ngôn của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, Bộ Y tế Cộng đồng Triều Tiên đã từ chối lô vắc-xin này. Lý do được đưa ra là nguồn cung vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu có hạn. Hơn nữa virus viêm phổi Vũ Hán ở những nơi khác đang gia tăng. Do vậy Triều Tiên đề nghị lô vắc-xin Trung Quốc này nên được “chuyển đến các quốc gia đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.”

Điều này nghe có vẻ hơi mâu thuẫn, bởi Triều Tiên, một nước nghèo không có tiền mua vắc-xin, đã nộp đơn xin hỗ trợ thông qua COVAX, và họ vẫn chưa nhận được bất cứ liều vắc-xin nào. Hơn nữa, đầu năm nay, kế hoạch vận chuyển khoảng 2 triệu liều vắc-xin AstraZeneca của COVAX đã bị chậm trễ.

Chính quyền Kim Jong-un đã báo cáo “số ca bệnh bằng 0” cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhưng biên giới của họ vẫn bị đóng cửa. Ông Kim Jong-un nói rằng đợt bùng phát virus có liên quan đến “sự tồn vong của đất nước.”

Các kênh truyền thông chính thức của Triều Tiên cũng công khai chỉ trích loại vắc-xin này. Đồng thời liên tục đưa tin về sự cố của những người đã tiêm vắc-xin ở Hoa Kỳ và châu Âu. Vào tháng Năm, tờ báo chính thức của Triều Tiên tuyên bố rằng: “Vắc-xin không phải là linh đan diệu dược cho mọi vấn đề.”

Ngày 1/9, Tờ Wall Street Journal đưa tin, hồi tháng Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Nga nói với các phóng viên rằng Moscow đã nhiều lần đề nghị cung cấp vắc-xin của Nga cho Bình Nhưỡng. Hiện không rõ chính quyền Kim Jong-un có chấp nhận hay không.

Gần đây, Hoa Kỳ và Hàn Quốc đã thảo luận về tính khả thi trong việc hỗ trợ nhân đạo cho Triều Tiên, có thể bao gồm các biện pháp cứu trợ dịch bệnh.

Báo cáo của Wall Street Journal cũng đề cập, các chuyên gia y tế quen thuộc với cơ sở hạ tầng của Triều Tiên nói rằng ngoại giới rất nghi ngờ tuyên bố “số ca bệnh bằng 0” của Bình Nhưỡng.

Theo Viện Chiến lược An ninh Quốc gia do các cơ quan tình báo của Hàn Quốc quản lý, Bình Nhưỡng không muốn nhận vắc-xin đến từ Trung Quốc. Trước đó, nhiều quốc gia như Chile, Mông Cổ, Seychelles, Indonesia, … đã xuất hiện đỉnh điểm dịch bệnh sau đợt tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc trên quy mô lớn.

Tháng Năm năm nay, có thông tin cho rằng một quan chức cấp cao của Triều Tiên đã qua đời sau khi tiêm thuốc do Trung Quốc sản xuất. Điều này khiến ông Kim Jong-un vô cùng bất mãn. Cơ quan chức năng ngay lập tức yêu cầu bệnh viện cấm các loại thuốc do Trung Quốc sản xuất, kể cả vắc-xin viêm phổi Vũ Hán.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, Triều Tiên vẫn giữ bí mật về dịch bệnh. Vào tháng Sáu, ông Kim Jong-un không nói rõ điều gì đã xảy ra trong nước, nhưng lại đề cập rằng tình hình dịch bệnh đã trở nên nghiêm trọng và khiển trách các quan chức cấp cao về những sai lầm của họ.

Hiện tại, các kênh truyền thông chính thức của Triều Tiên kêu gọi người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đồng thời biểu thị với các quan chức của bộ phận xét nghiệm và kiểm dịch rằng: “Không thể có bất kỳ sự khoan nhượng hoặc buông lỏng nào trong phong trào này.”

Theo Từ Giản, Epoch Times

Xem thêm: