Tuần trước, quân đội Mỹ đã tiêu diệt tướng lĩnh của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, do đó cũng có thể phơi bày ra trục trung tâm mới đang được hình thành bao gồm Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Nga, Iran. 

Embed from Getty Images

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại Điện Kremli ngày 5/6/2019 (Ảnh: Getty Images)

Theo thông tin từ trang tin trực tuyến The Hill, trong Thông điệp Liên bang năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã trích dẫn cách nói của Tổng thống Ronald Reagan gọi Liên Xô là “đế quốc tà ác”. Ông George W. Bush đã gọi Bắc Triều Tiên, Iraq và Iran là “trục ác quỷ”. Cả 3 quốc gia này đều đối đãi một cách tàn bạo đối với người dân trong nước, đồng thời tham gia vào chủ nghĩa khủng bố hoặc hành vi xâm lược.

Tuy nhiên khi đó, móc nối Bình Nhưỡng, Baghdad và Tehran với nhau vẫn là có chút khiên cưỡng. Thời điểm đó, Iraq và Iran xảy ra chiến tranh với nhau đã kéo dài 6 năm, khiến cho số người tử vong lên đến hơn 1 triệu. Khi đó cũng không có chứng cứ đáng tin để cho thấy Bình Nhưỡng và Baghdad hoặc Tehran có cấu kết với nhau. 

Tuy nhiên, hiện nay, 4 nước nói trên tự coi bản thân là đối thủ của Mỹ và trên thực tế là đang triển khai hợp tác, dù ở bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu đều phản đối lợi ích của Mỹ. 

Cả 4 quốc gia này đã tuân theo quy tắc chính trị hiện thực, tức “kẻ địch của kẻ địch chính là bạn, hoặc ít nhất là đồng minh thuận tiện của tôi”. 

Do chiến lược lợi ích khác nhau và cả mâu thuẫn lẫn nhau về giá trị quan căn bản, những chính quyền này đã đi ngược đường với Mỹ. Tuy nhiên, họ có sự khác biệt nào so với những chính quyền chống Mỹ khác? Những quốc gia này là quốc gia có tính xâm lược.

Trong “Chiến lược Quốc phòng” (NDS) được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố năm 2018 có tuyên bố: “Trung Quốc và Nga hiện nay đang phá hoại trật tự quốc tế từ bên trong.” Nhưng cũng chỉ ra, hai loại sức mạnh này đều sử dụng thủ đoạn truyền thống và phi truyền thống. Trung Quốc đang lợi dụng hiện đại hóa quân sự, ảnh hưởng tác chiến và kinh tế học mang tính cướp đoạt để buộc các nước láng giềng sắp xếp lại thứ tự trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Trong “Chiến lược Quốc phòng” có nhắc đến: “Nga luôn lựa chọn hành động tương tự trong khu vực này. Chính phủ Nga đang tìm cầu quyền phủ quyết của các nước xung quanh trong các quyết định về phương diện kinh tế và ngoại giao, để làm tan rã tổ chức NATO, đồng thời thay đổi kết cấu an ninh và kinh tế của châu Âu cùng Trung Đông, để có lợi cho Nga.”

“Chính quyền lưu manh như Bắc Triều Tiên, Iran thông qua theo đuổi vũ khí hạt nhân hoặc tài trợ chủ nghĩa khủng bố để phá hoại ổn định khu vực.”

Mối đe dọa gây ra bởi các tài nguyên chống phương Tây này thậm chí còn phức tạp hơn, bề ngoài của trục tâm Bắc Kinh – Bình Nhưỡng – Moscow – Tehran không chỉ có vậy, chứng cứ cho thấy sự nỗ lực cân đối của họ ở ngay trước mắt chúng ta. 

Ít nhất sau chiến tranh Triều Tiên bùng nổ từ tháng 6/1950 đến nay, ĐCSTQ đã chính thức kết đồng minh với Bắc Triều Tiên, từ thời điểm đó, Trung Quốc luôn trực tiếp hỗ trợ về kinh tế cho chính quyền Bình Nhưỡng, để cho Bình Nhưỡng có thể nghiên cứu vũ khí hạt nhân và hệ thống tên lửa đạn đạo, đồng thời khuyến khích quốc gia này phát tín hiệu đe dọa Mỹ.

Đồng thời, khi kết đồng minh với Bắc Triều Tiên, đối với Bắc Kinh mà nói đã khiến cho họ có được vị trí mang tính chiến lược, khiến họ trở thành người tham dự không thể thiếu trong mối đe dọa hạt nhân và tên lửa ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên, đồng thời trong các vấn đề khác cũng khiến Bắc Triều Tiên trở thành quân cờ đối đầu với phương Tây. 

Một nước láng giềng lớn khác chỉ đứng sau Trung Quốc của Bắc Triều Tiên là Nga; về ngoại giao, Nga bảo vệ chính quyền nhà họ Kim, phá hoại chế tài của Mỹ và quốc tế đối với Bắc Triều Tiên. Giống như Trung Quốc, Nga cũng vì hợp tác với Bắc Triều Tiên nên được các nước phương Tây nhượng bộ, hoặc thông qua ủng hộ  một số chế tài nhất định mà được tiếng tăm ở phương Tây. 

Hai nước Trung – Nga thông qua hàng loạt hành động để cùng nhau tăng cường năng lực chống tấn công cho Bắc Triều Tiên, đồng thời thông qua hàng loạt các cuộc tập trận quân sự chung để mở rộng chiến lược hợp tác song phương nhắm vào lợi ích an ninh của Mỹ. 

Trong một tuần qua, hai nước Nga và Trung Quốc mở rộng đóng góp riêng lẻ của mình cho năng lực quân sự của Iran thành thỏa thuận 3 bên. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố, hải quân Nga và Iran, Trung Quốc sẽ tiến hành diễn tập hải quân chung trên Ấn Độ Dương và Vịnh Oman, cùng với tình hình căng thẳng trong đối đầu giữa Mỹ và Iran, cục diện căng thẳng trong khu vực này cũng sẽ tăng. 

Đồng thời, cuộc bầu cử Tổng thống Đài Loan cũng đang cận kề, nguy cơ tiềm tại của Bắc Kinh đang ở trước mắt. Chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng ảnh hưởng đến cử tri Đài Loan để ngăn Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử, bởi nếu tái đắc cử thì Đài Loan sẽ từ chối khuất phục trước Trung Quốc. 

Theo các thông tin, hồi tuần trước trong sự kiện tai nạn máy bay quân sự của Đài Loan khiến tướng quân đội cấp cao Đài Loan thiệt mạng, có thông tin nói vụ tai nạn này là sự cố có liên quan tới thiết bị, và nó cũng đủ để khiến người ta lo lắng về việc Bắc Kinh đứng sau sự kiện này. 

Không nghi ngờ gì, quan chức Mỹ vẫn giữ cảnh giác với 4 thế lực đồng thời có thể dẫn đến nguy cơ này. Để hưởng ứng bãi công phản đối Mỹ tiêu diệt tướng Iran, người phụ trách quân đội Iran đã đề cập đến “trục kháng chiến” của Iran với tổ chức và đối tác khủng bố tại Lebanon, Iraq và Syria. Tuy nhiên, mối quan hệ Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và Iran có thể khác biệt hơn, điều này cần sự tiếp tục theo dõi của các nhà quân sự và lãnh đạo chính trị của Mỹ. 

Huệ Anh

Xem thêm: