Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (7/8) đã nói rằng Hàn Quốc sẵn sàng trả Mỹ “thêm nhiều tiền” hơn trước đây cho việc bảo vệ quốc gia này trước mối đe dọa hạt nhân từ Bắc Hàn.

Embed from Getty Images

Hàng năm Hàn Quốc trả cho Mỹ gần một tỷ USD để Washington bảo vệ Seoul. 

Hàn Quốc đã đồng ý trả cho Mỹ nhiều tiền hơn để bảo vệ họ trước Bắc Hàn,” ông Trump viết trên Twitter hôm 7/8.

Nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc trả rất ít tiền cho Mỹ, nhưng năm ngoái, theo yêu cầu của Tổng thống Trump, Hàn Quốc đã trả 990.000.000 USD,” ông Trump tweet.

Tổng thống Trump nói rằng Hàn Quốc là “đất nước rất giàu có” và họ đã đồng ý đóng góp nhiều hơn cho những gì Mỹ chi tiêu để bảo vệ cho khu vực này.

Những cuộc đàm phán đã bắt đầu về việc tăng thêm thanh toán cho Mỹ. Hàn Quốc là quốc gia rất giàu có, họ bây giờ cảm thấy trách nhiệm phải đóng góp cho hoạt động phòng thủ quân sự do Mỹ cung cấp… Mối quan hệ giữa hai nước là rất tốt!” ông Trump tweet thêm.

Mỹ bảo vệ Hàn Quốc

Hiện tại, quân đội Mỹ và Hàn Quốc tham gia vào một cấu trúc quân sự chung trên bán đảo Triều Tiên được gọi là Bộ Chỉ huy Lực lượng Kết hợp. Thể chế quân sự liên minh Mỹ, Hàn Quốc này được thành lập từ năm 1978.

Trong thời bình, Hàn Quốc sẽ tự kiểm soát quân đội của mình, nhưng trong thời chiến, quân lực Hàn Quốc sẽ đặt dưới sự chỉ huy của một vị Tướng Mỹ.

Chuyên gia về vũ khí hạt nhân Bắc Hàn, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Salem ở Massachusetts, ông Kanishkan Sathasivam nói rằng thời bình đòi hỏi nhiều sự hợp tác hơn giữa lực lượng quân đội hai nước Mỹ, Hàn Quốc.

Sự hiện diện của quân lực Mỹ tại bán đảo Triều Tiên bắt đầu trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Trong lá thư gửi The Epoch Times hôm 7/8, ông Sathasivam viết: “Cuộc chiến tranh đó đã kết thúc bằng một hiệp định đình chiến – một hình thức ngừng bắn dài hạn mà không chính thức chấm dứt thù địch. Do vậy từ sau đó, chúng ta [Mỹ] đã có nghĩa vụ tiếp tục bảo vệ Hàn Quốc trước khả năng có thể hồi sinh chiến tranh với Bắc Hàn bất cứ lúc nào.”

Theo tờ Los Angeles Times, Hàn Quốc bắt đầu trả cho Mỹ “các chi phí gián tiếp” của Quân đội Mỹ đồn trú tại bán đảo Triều Tiên từ năm 1991. Khoản thanh toán này đã tăng lên 800 triệu USD vào năm 2014.

Những chi phí này bao gồm các hạng mục như cơ sở hạ tầng (ví như vận hành và duy trì các công trình) và hậu cần (chi phí vận hành như nhiên liệu, thực phẩm, nhu yếu phẩm v.v…). Tuy nhiên, khoản thanh toán này không bao gồm chi phí cho thiết bị và nhân sự Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc,” ông Sathasivam viết trong thư điện tử gửi The Epoch Times.

Chuyên gia Sathasivam nói rằng hiện tại chưa rõ khi nào việc kiểm soát quân lực Hàn Quốc sẽ được chuyển giao hoàn toàn cho nước này phụ trách.

Ông Sathasivam giải thích rằng Tổng thống Trump muốn “rút lại cam kết quân sự của Mỹ trên toàn cầu, cuối cùng muốn đạt được thỏa thuận rút quân lực Mỹ khỏi Hàn Quốc và để cho người dân Hàn Quốc tự bảo vệ họ.

Hàn Quốc tăng chi tiêu quốc phòng

Chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp của RAND Corporation hôm 7/8 viết thư điện tử gửi The Epoch Times nói rằng Hàn Quốc đã có kế hoạch đóng góp nhiều hơn cho liên minh quân sự với Mỹ.

Để thúc đẩy sự đóng góp của Hàn Quốc cho liên minh Mỹ-Hàn, Tổng thống Moon Jae-in đã cam kết tăng ngân sách của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc trong nhiệm kỳ tổng thống của ông với tỷ lệ nhanh hơn rất nhiều so với các vị tổng thống theo quan điểm bảo thủ tiền nhiệm,” ông Bennett nói.

Do đó khi Tổng thống Trump yêu cầu tăng chia sẻ gánh nặng nhiều tỷ USD, chúng ta lần đầu nhận thấy rằng Quốc hội Hàn Quốc đã tăng ngân sách của Bộ Quốc phòng nước này nhanh nhất có thể,” ông Bennett nói thêm.

Chuyên gia Bennett cho rằng lực lượng Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc giúp ổn định khu vực này và cũng đồng thời hỗ trợ các lợi ích của Mỹ.

Ông Bennett nhận định: “Mỹ sẵn sàng không cần Hàn Quốc trả tiền cho lính Mỹ như lính đánh thuê vì lợi ích chung mà hai bên cùng chia sẻ. Cả hai nước cần thực hiện mọi nỗ lực để cho thấy liên minh Mỹ – Hàn Quốc là một lực lượng có lợi ích cho cả hai nước và theo đó yêu cầu cả hai nước đều phải chi trả một phần chi phí. Người dân của cả Hàn Quốc và Mỹ cũng cần hiểu rõ hơn về điều này.

Như Ngọc (Theo The Epoch Times)

Xem thêm: