Thời gian gần đây Bắc Triều Tiên đã thay đổi thái độ, ngoài việc hủy bỏ đàm phán liên Triều còn chỉ trích cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc và Mỹ, không cho các chuyên gia quốc tế kiểm tra việc giải tỏa khu thử nghiệm hạt nhân. Dựa trên một loạt những động thái trên, Tổng thống Mỹ Trump đã thông qua Nhà Trắng công bố bức thư cho biết hủy cuộc gặp với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến ​​diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore.

Trump Kim 1
Tổng thống Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh qua US News)

Ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Trump đã viết một bức thư công khai gửi lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, cho biết “Hội đàm Kim – Trump” là do Bắc Triều Tiên đề xuất, Trump rất kỳ vọng gặp Kim Jong-un, nhưng gần đây Bắc Triều Tiên thể hiện thái độ “tức giận cực đoan và công khai thù địch”, vì thế Trump nghĩ rằng trong trường hợp này là không thích hợp để gặp nhau. Bức thư này cũng được Trump đăng trên Twitter, trên Twitter Trump viết: “Thật đáng tiếc, tôi đã buộc phải hủy bỏ một cuộc gặp với Kim Jong-un tại Singapore”, ông cảnh báo Bắc Triều Tiên, “Mỹ đã sẵn sàng để có hành động quân sự”.

Đồng thời Trump cũng cảnh báo rằng sẽ tiếp tục gây áp lực lớn nhất đối với Bắc Triều Tiên.

Hủy hội đàm với Bắc Triều Tiên để nhắc nhở Trung Quốc

Liên quan đến vấn đề Kim Jong-un lại trở mặt, Tiến sĩ luật Tằng Kiến Nguyên (Ceng Jianyuan) thuộc Viện Nghiên cứu  Phát triển Quốc gia Đài Loan nhận định, trong ngoại giao quốc tế sự thành tín là rất quan trọng, bởi vì những trật tự quốc tế là kết quả được xây dựng trên cơ sở giữa các quốc gia cùng tuân theo các khế ước đã thỏa thuận với nhau. Vì vậy giữ chữ tín là một tiêu chuẩn rất quan trọng để tham gia vào cộng đồng quốc tế.

Tiến sĩ luật Tằng Kiến Nguyên nói: “Vì thái độ của Kim Jong-un đối với Mỹ cũng như với toàn bộ các vấn đề bán đảo Triều Tiên luôn lặp đi lặp lại như vậy nên thậm chí bị cho là đang đùa giỡn với cả Trung Quốc và Mỹ hoặc các nước láng giềng xung quanh, trong hoàn cảnh này có cần thiết để ông ta đùa cợt, tiếp tục chạy xung quanh ông ta, đây là vấn đề mà các nước liên quan đang cân nhắc.”

Năm nay đã hai lần ông Kim Jong-un đến Trung Quốc gặp gỡ với ông Tập Cận Bình. Về vấn đề này, Trump đã cho biết, sau cuộc gặp lần thứ hai giữa Kim – Tập, thái độ của ông Kim Jong-un đã có chút thay đổi, phần nào cho thấy có trò ma quỷ nào đó của Trung Quốc.

Tiến sĩ luật Tằng Kiến Nguyên: “Trước khi tình hình chưa thay đổi, quả thực giữa ông Kim Jong-un và Trung Quốc cho thấy một số bất hòa, khi đó ông Kim Jong-un cũng được cho là bỡn cợt Trung Quốc, nhưng Trung Quốc nỗ lực khôi phục lại tiếng nói của họ trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, vì thế chúng ta có thể thấy rõ họ tìm mọi cách để lôi kéo Kim Jong-un”.

Tằng Kiến Nguyên chỉ ra, có thể Trung Quốc đã đưa ra nhiều lợi ích dành cho Bắc Triều Tiên, làm cho sau chuyến thăm Trung Quốc thì lập trường của Kim Jong-un có dấu hiệu dao động, toàn bộ tình hình chuyển biến này diễn ra đồng thời với những qua lại thường xuyên giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Việc Trump hủy bỏ Hội đàm Trump – Kim cũng là có chủ ý.

Tằng Kiến Nguyên: “Trump thông qua cảnh cáo Kim Jong-un, nhưng thực chất cũng là nhắc nhở đối với Tập Cận Bình, có nghĩa là hiện nay Mỹ có thực lực để duy trì mô hình đối thoại song phương, vấn đề Bắc Triều Tiên phát triển đến một giai đoạn như hiện nay đã đi đến bước ngoặc quan trọng nhất, Trump không muốn có nhân tố khác làm suy yếu sự tiến bộ của mối quan hệ hiện tại giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên.”

Kim Jong-un còn cơ hội để lựa chọn

Việc hủy bỏ Hội đàm Kim – Trump, đối với Bắc Kinh mà nói chẳng khác nào quay trở lại điểm khó khăn ban đầu.

Ông Lý Hằng Thanh (Li Hengqing), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thông tin và Chiến lược Maryland tại Mỹ cho biết: “Hiện nay, bạn sẽ thấy rằng Mỹ sẽ lại tiếp tục tăng cường biện pháp trừng phạt, và chắc chắn Mỹ sẽ thông qua Liên Hiệp Quốc gửi thêm quan sát viên tới Đan Đông, đến khu vực sông Áp Lục (Yalu) giám sát việc thực thi các biện pháp trừng phạt. Bởi vì nơi đó là đầu mối giao thông, dầu và các nguồn cung cấp khác của Trung Quốc liên tục đi qua vùng đó để đưa vào Bắc Triều Tiên.

Sau khi Trump hủy hội đàm, ngay lập tức Bắc Triều Tiên nhượng bộ, cho biết vẫn sẵn sàng cho Trump “thời gian và cơ hội” để xem xét lại quyết định, “sẵn sàng ngồi lại cùng nhau để giải quyết vấn đề bất cứ khi nào.”

Tằng Kiến Nguyên: “Hiện nay có một số mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ, đàm phán thương mại hoặc Biển Đông… Đáng ra vấn đề Bắc Triều Tiên phải qua đàm phán sáu bên, nhưng giờ đây đã có hàng loạt thay đổi, rõ ràng là có “đại ca” đứng đằng sau Bắc Triều Tiên, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bị gạt ra rìa.”

Tiến sĩ luật người Đài Loan cho rằng ông Kim Jong-un có cơ hội để lựa chọn, bởi vì sau khi tất cả, ông ta vẫn là nhân vật mấu chốt quyết định hướng của lịch sử của Bắc Triều Tiên, quyết định nằm ở tư tưởng của Kim Jong-un. Hiện Mỹ đang đưa ra cảnh cáo nghiêm trọng đối với Bắc Triều Tiên, thậm chí còn có kế hoạch áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh hơn nữa.

Huệ Anh

Xem thêm: