Thứ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn hôm nay (24/6) vừa tuyên bố cả Mỹ và Trung Quốc cần phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán thương mại trước thềm cuộc gặp quan trọng giữa lãnh đạo hai nước tại G20 Nhật Bản vào tuần này.

Embed from Getty Images

Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn, quan chức cấp cao trong đoàn đàm phán Trung Quốc

Tuần trước, Mỹ – Trung cho hay họ đã nối lại các cuộc đàm phán để chuẩn bị cho cuộc gặp giữa hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình. Những hy vọng cuộc gặp sẽ giúp xuống thang cuộc chiến thương mại căng thẳng đã tạo ra phản ứng tích cực ở các thị trường tài chính, theo Reuters.

Hồi tháng 5, đàm phán thương mại Mỹ-Trung đột ngột đổ bể khi ông Trump cáo buộc người Trung Quốc đòi bỏ đi nhiều cam kết quan trọng trong thỏa thuận.

Trong cuộc họp báo hôm nay về chủ đề thượng đỉnh G20, ông Vương, người nằm trong đội ngũ đàm phán của phía Trung Quốc nói rằng các cuộc họp giữa quan chức hai nước đang được tiến hành, tuy nhiên không nêu chi tiết.

Các nguyên tắc của Trung Quốc là rõ ràng, ông Vương nói – tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, và cùng nhượng bộ nhau.

“Tôn trọng lẫn nhau có nghĩa là mỗi bên phải tôn trọng chủ quyền của bên còn lại”, ông Vương nói.

“Bình đẳng và cùng có lợi nghĩa là việc thảo luận phải xảy ra trên cơ sở công bằng, và thỏa thuận đạt được phải có lợi cho cả hai phía”.

“Cùng nhượng bộ nhau nghĩa là cả hai bên phải thỏa hiệp và nhường nhịn nhau, không chỉ từ một phía”.

Ông Vương từ chối trả lời câu hỏi về việc ông Tập sẽ đồng ý nhượng bộ cụ thể những gì để có thể thuyết phục ông Trump ký thỏa thuận.

Cả Mỹ và Trung Quốc đang bận rộn chuẩn bị cho cuộc gặp Trump-Tập sắp tới. Hai nước hiện đang chìm sâu vào một cuộc chiến thương mại gam go mà các nhà kinh tế là nói là có tác động to lớn lên nền kinh tế của nhau và cả thế giới. Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn khẳng định ông không vội vàng, nước Mỹ đang thu được hàng tỷ đô tiền thuế từ Trung Quốc và phía Trung Quốc rất muốn đạt thỏa thuận với ông. Còn Trung Quốc cũng khẳng định sẽ không nhượng bộ các nguyên tắc cốt lõi của mình dưới áp lực Mỹ.

Ông Trump đã đe dọa sẽ áp thuế lên 325 tỷ USD hàng Trung Quốc còn lại chưa bị đánh thuế, bao gồm từ điện thoại, máy vi tính cho đến quần áo.

Mỹ cũng đang khởi động nhiều cuộc chiến khác khiến Trung Quốc khốn đốn, chẳng hạn tấn công vào lĩnh vực viễn thông và công nghệ cao của Trung Quốc, trong đó tập đoàn ‘con cưng’ Huawei của Trung Quốc là tâm điểm.

Thứ trưởng Trung Quốc nói rằng sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ đã ngăn cản thương mại thế giới và tạo ra mối nguy hiểm cho nền kinh tế toàn cầu, ám chỉ đến chính sách kinh tế “nước Mỹ trên hết” của tổng thống Donald Trump. Trong khi đó,

Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đánh tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất từ tháng 7 để đối phó với rủi ro kinh tế đang gia tăng. Các nhà phân tích nói động thái này của Mỹ có thể tăng áp lực lên ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế nước này đang chậm lại.

Một vấn đề khác trong cuộc chiến thương mại là việc Mỹ chế tài Huawei với lý do an ninh quốc gia.

Ông Vương nói rằng chủ tịch Tập đã gọi điện cho tổng thống Trump vào tuần qua, nói rằng ông hy vọng Mỹ có thể đối xử công bằng với các công ty Trung Quốc.

“Chúng tôi hy vọng rằng Mỹ có thể gỡ bỏ các biện pháp đơn phương được đưa ra một cách không phù hợp để chống lại các công ty Trung Quốc, trên tinh thần tự do thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới”.

Mỹ đã cho vào danh sách đen tập đoàn Huawei cùng 68 chi nhánh, công ty liên kết của Huawei Trung Quốc trên toàn cầu, khiến tập đoàn đi động, viễn thông khổng lồ này lâm vào tình trạng khó khăn. Hơn thế, mới đây Mỹ còn cấm thêm 5 công ty, tổ chức nghiên cứu trong lĩnh vực siêu máy tính của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.

Một trọng tâm trong cuộc chiến thương mại là việc chính quyền Trump cáo buộc Trung Quốc không hành động để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ cũng như thao túng cho việc cưỡng ép chuyển giao công nghệ và trợ cấp công nghiệp cho các công ty Trung Quốc, tạo ra sân chơi không công bằng với các công ty Mỹ.

Trung Quốc nhiều lần hứa hẹn sẽ mở cửa thị trường rộng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đưa ra dịch vụ, đối xử tốt hơn với công ty ngoại quốc. Trung Quốc cũng phủ nhận việc họ không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ.

Đức Trí

Xem thêm: