Hôm 19/5, phía Trung Quốc tuyên bố rằng họ phản đối và sẽ không tham dự cuộc họp G20 vào tuần tới được tổ chức tại khu vực Kashmir thuộc dãy Himalaya, nơi đang xảy ra tranh chấp lãnh thổ.

Embed from Getty Images

(Khu vực Jammu và Kashmir, nơi các nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc thường có các yêu sách lãnh thổ dẫn đến những cuộc đối đầu quân sự căng thẳng/Ảnh: Getty Images)

Ấn Độ, quốc gia giữ chức chủ tịch G20 năm nay, đã tổ chức một loạt cuộc họp trên khắp đất nước trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ở New Delhi vào tháng Chín.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết: “Trung Quốc kiên quyết phản đối việc tổ chức bất kỳ cuộc họp G20 nào trong vùng lãnh thổ tranh chấp và sẽ không tham dự các cuộc họp như vậy.”

Vào năm 2019, Ấn Độ đã tách bang Jammu và Kashmir có đa số dân theo đạo Hồi để thành lập hai vùng lãnh thổ liên bang, một vùng là Jammu và Kashmir, một vùng là Ladakh.

Phần lớn lãnh thổ Ladakh nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Mối quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh trở nên căng thẳng kể từ cuộc đụng độ quân sự ở Ladakh vào năm 2020 khiến 24 binh sĩ thiệt mạng.

Srinagar, thủ đô mùa hè của Jammu và Kashmir, sẽ tổ chức cuộc họp kết hợp công tác và du lịch cho các thành viên G20 từ ngày 22/5 đến 24/5.

Kashmir tuyên bố chủ quyền hoàn toàn nhưng một phần lãnh thổ tại đây vẫn bị cai trị bởi các nước có vũ khí hạt nhân là Ấn Độ và đồng minh của Trung Quốc là Pakistan, quốc gia cũng phản đối quyết định tổ chức cuộc họp G20 ở Kashmir.

Ấn Độ đã bác bỏ sự phản đối này, tuyên bố rằng họ được quyền tự do tổ chức các cuộc họp trên lãnh thổ của mình. Quốc gia này khẳng định rằng sự hòa bình và yên tĩnh trên biên giới là điều cần thiết cho mối quan hệ bình thường với Trung Quốc.