Ngày 24/3, người đứng đầu tổ chức quốc tế hùng mạnh nhất thế giới –  NATO, ông Stoltenberg (Jens Stoltenberg) cho biết rằng trong bối cảnh hiện nay các nước phương Tây đang đóng cửa cùng tẩy chay chống lại nhà cầm quyền Bắc Kinh, NATO phải chung sức với các nước hữu nghị trên thế giới ngăn chặn nguy cơ từ Bắc Kinh. Cùng ngày, Bắc Kinh công bố báo cáo đầu tiên chỉ trích nhân quyền của Mỹ.

p2904981a536984356
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (Nguồn: NATO/CC BY-NC-ND 2.0).

NATO: Chúng ta phải chống lại nhà cầm quyền toàn trị Bắc Kinh

Trong một nhận định ngày 25/3 từ tờ Times (Anh), Tổng thư ký NATO Stoltenberg lên án tình trạng Trung Quốc dùng thủ đoạn ép buộc các nước láng giềng. Và vấn đề có lẽ quan trọng nhất là Trung Quốc không chia sẻ các giá trị của phương Tây.

Ông Stoltenberg nói rằng liên minh đang khẩn trương tìm cách “hợp tác chặt chẽ hơn với các đối tác, gồm cả các nước láng giềng của chúng tôi cũng như ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, để đối phó với Trung Quốc”. Ông nói thêm rằng NATO không coi Trung Quốc là đối thủ toàn diện, nhưng Trung Quốc “có tác động trực tiếp đến an ninh của chúng tôi”.

Mỹ đã đưa ra cảnh báo này vào thời điểm mà đại diện của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) gặp nhau để thảo luận về hành vi “xâm lược và cưỡng ép” của Bắc Kinh. Trước đó vài ngày, phương Tây đã đồng loạt áp lệnh trừng phạt nhiều quan chức Trung Quốc liên quan đến đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở tây bắc Tân Cương.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khi tham dự cuộc họp ở Brussels cũng kêu gọi phương Tây đoàn kết cùng nhau. Ông nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, chính sách hành vi của Bắc Kinh đe dọa đến an ninh và sự thịnh vượng chung của chúng ta, họ đang nỗ lực thúc đẩy phá vỡ các quy tắc của hệ thống quốc tế và các giá trị mà chúng ta và các đồng minh chia sẻ”.

Ông Blinken đã lần đầu tiên đến thăm trụ sở EU và NATO trên cương vị Ngoại trưởng trong bối cảnh Brussels đang bị nhà cầm quyền Bắc Kinh tấn công. Tuần này, vài giờ sau khi EU công bố các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức Trung Quốc thì các nước khác gồm Mỹ, Anh và Canada cũng đã áp dụng các biện pháp tương tự. Chiều ngược lại, Bắc Kinh đã thúc đẩy lệnh cấm thương mại và du lịch đối với các nghị sĩ, học giả, đại sứ và tổ chức chuyên gia của châu Âu đã chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh.

Phản ứng của Bắc Kinh khiến các nhà lãnh đạo châu Âu bất ngờ, ngay lập tức cảnh báo về việc hủy bỏ thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc nếu lệnh cấm vận không được dỡ bỏ. Cuộc cãi vã này đã mở đầu cho đề xuất của ông Blinken về việc các nước phương Tây tăng cường phối hợp kinh tế, quân sự và công nghệ chống lại Bắc Kinh. Ông Blinken nói: “Khi chúng ta hành động cùng nhau, chúng ta mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ hành động đơn độc nào”. Ông chỉ ra rằng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của Mỹ chiếm khoảng 25% GDP toàn cầu, nhưng nếu hành động hợp tác với các đồng minh của chúng tôi ở châu Âu và châu Á thì GDP của các nước hữu nghị chiếm tới 60% thế giới. Ông nói: “Đối với Bắc Kinh, điều đó càng cần thiết hơn”.

Đây là thông điệp mà tuần trước Tổng thư ký NATO Stoltenberg gửi tới Nghị viện châu Âu, hối thúc Brussels sửa chữa quan hệ đồng minh với Washington để cùng đứng lên chống lại thực trạng “bắt nạt” của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Bắc Kinh đi đầu công bố báo cáo nhân quyền của Mỹ

Bắc Kinh cũng đang tìm kiếm đồng minh. Trong một buổi biểu diễn được lên kế hoạch kỹ lưỡng, Ngoại trưởng hai nước Trung Quốc và Nga đã tổ chức buổi trình diễn thể hiện tình đoàn kết tại thành phố Quế Lâm ở miền nam Trung Quốc. Sergey Lavrov và Vương Nghị lên án “các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây”, cho rằng Brussels đã đẩy Moscow hồi sinh liên minh với Bắc Kinh.

Trong một động thái gây hấn khác, vào ngày 24/3 Bắc Kinh đã đưa ra một báo cáo gay gắt về nhân quyền của Mỹ, thách thức thẩm quyền của Washington trong việc đánh giá hồ sơ của các nước khác. Khác với thông lệ, năm nay Bắc Kinh đã quyết định hành động trước thay vì chờ báo cáo nhân quyền toàn cầu thường niên của Washington.

Báo cáo dài 28 trang của Bắc Kinh được khởi đầu từ án mạng của George Floyd vào năm ngoái kéo theo phong trào “Người da đen đáng sống” (Black Lives Matter), tiếp đó là động thái của Mỹ đối với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), phân biệt chủng tộc và bất bình đẳng. Cuối cùng là thảm cảnh đám đông tấn công Đồi Capitol khi Quốc hội xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống.

Báo cáo của Bắc Kinh cho biết: “Chính phủ Mỹ… đã nhiều lần đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về tình hình nhân quyền ở các nước khác, phơi bày tiêu chuẩn kép và tình trạng đạo đức giả của họ về vấn đề nhân quyền”.

Phương Tây quyết tâm hợp sức ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken bác bỏ những cáo buộc sai trái của Bắc Kinh. Đứng trước lá cờ của các nước thành viên NATO, ông nói: “Sự khác biệt giữa các nước dân chủ và các nước độc tài nằm ở việc chúng ta dám sẵn sàng công khai đối mặt với những thiếu sót của chúng ta”.

Ông nhắc về hành vi trả đũa của Bắc Kinh trước lệnh trừng phạt của các nước do vấn đề nhân quyền họ gây ra ở Tân Cương, “Điều đó càng khiến chúng tôi đoàn kết hơn, nếu không, thông điệp hiệu quả về tình trạng bắt nạt sẽ mãi tiếp tục”.

Ông cũng nói: “Chúng tôi biết rằng các đồng minh của chúng tôi có mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc. Điều này không phải luôn hoàn toàn như vậy. Nhưng chúng tôi cần cùng nhau quản lý những thách thức này. Điều này có nghĩa là làm việc với các đồng minh của chúng tôi. Chúng tôi phải mở rộng khả năng ứng phó với các mối đe dọa và con đường kinh tế, công nghệ và thông tin. Chúng ta không thể chỉ chơi phòng thủ mà phải chủ động tấn công”.

Tối ngày 24/3, ông Biden đã xuất hiện tại Hội nghị thượng đỉnh EU trong một cuộc họp trực tuyến, ông nhấn mạnh quyết tâm đoàn kết cùng EU trong thực trạng xung đột với Bắc Kinh. Ngoại trưởng Blinken nói, “Chúng tôi xác định EU là đối tác hàng đầu trong nhiều vấn đề, còn một trong những vấn đề chính là Trung Quốc”.

Ngày 24/3, Financial Times (Anh) đăng bài xã luận cho rằng các biện pháp trừng phạt nhằm vào các quan chức Bắc Kinh vì vấn đề vi phạm nhân quyền ở Tân Cương là một tín hiệu cho thấy quyết tâm của phương Tây đối với Trung Quốc.

Về NATO

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (North Atlantic Treaty Organization, viết tắt là NATO), là một tổ chức quốc tế được thành lập bởi các nước châu Âu và Bắc Mỹ nhằm hợp tác quốc phòng, có số lượng lớn vũ khí hạt nhân và lực lượng quân chính quy, là bộ phận quân sự quan trọng của phương Tây. Đây là cột mốc liên minh chiến lược quân sự của phương Tây sau Thế chiến thứ Hai, là sự mở rộng và phát triển của Kế hoạch Marshall trong lĩnh vực quân sự, giúp Mỹ kiểm soát hệ thống phòng thủ ở châu Âu do Đức và Pháp lãnh đạo, là cột mốc thể hiện vị thế lãnh đạo của Mỹ như một siêu cường.

NATO bao gồm 30 nước trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ hợp thành. Chi tiêu quân sự của NATO chiếm hơn 70% chi tiêu quốc phòng của thế giới, các thành viên nhất trí rằng đến năm 2024 phải đạt được hoặc duy trì mục tiêu chi tiêu quốc phòng chiếm ít nhất 2% GDP.

Thành Dung, Vision Times

Xem thêm: