Một số phương tiện truyền thông cánh tả dòng chính phương Tây đã phát động các cuộc công kích nhằm vào Elon Musk vì đề nghị mua lại nền tảng mạng xã hội Twitter với giá 43 tỷ USD của ông.

shutterstock 2144908875
(Nguồn: rafapress/ Shutterstock)

Ngày 17/4, theo giờ miền đông nước Mỹ, tờ Washington Post đã đăng một bài bình luận của ban biên tập, bài viết có tiêu đề “Hãy cầu nguyện Elon Musk không thành công trong việc mua lại Twitter”.

Bài viết nói rằng: “Hy vọng rằng ông ta không thành công”, nhưng “ngay cả khi Musk thất bại, ông vẫn có thể trở nên giàu có hơn nhờ nó”.

Về thái độ tổng thể của ông Musk đối với việc mua lại Twitter này, bài viết nói, “Đây là cơ hội để ông ấy thu hút sự chú ý, ngay cả khi cuối cùng ông ấy thất bại. Tầm nhìn của ông ấy về tương lai của Twitter cũng đáng lưu ý.”

Bài viết nói, việc ông Musk cam kết đưa Twitter trở thành một “nền tảng toàn cầu cho tự do ngôn luận”, “là một tầm nhìn tương tự như tầm nhìn mà CEO Jack Dorsey sắp ra đi đã từng ủng hộ trong suốt nhiệm kỳ của mình, đặc biệt là trong những ngày đầu của nền tảng.”

“Bảo vệ ngôn luận bằng mọi giá và giữ Twitter không bị ảnh hưởng bởi bot và thư rác, giống như ông Musk đã nói, gần như là không thể.”

Bài báo kết luận: “Về tham vọng đối với Twitter, ông Musk đã từng nói một câu truyền cảm hứng nhất, đó là ‘Tôi không chắc mình thực sự có thể có được nó'”.

Trước đó, ngày 8/4, tờ Washington Post ngày đã đăng một bài viết nói rằng tầm nhìn ”tự do ngôn luận” của ông Musk sẽ gây bất lợi cho Twitter.

Vào thời điểm đó, Twitter đã thông báo việc đề cử ông Musk vào ban giám đốc, Elon Musk cho biết sẽ thực hiện những cải tiến lớn cho Twitter.

Bài viết của Washington Post nói rằng việc ông Musk tham gia hội đồng quản trị của Twitter là “rất đáng lo ngại – thậm chí là một cái bạt tai”; với ảnh hưởng mới của Elon Musk, “cách mà ông ấy sử dụng nền tảng này đã báo hiệu tương lai không tốt của nền tảng này”.

Bài viết cũng nói rằng dưới thời CEO Dorsey, Twitter đã “đạt được những bước tiến lớn trong việc loại bỏ sự thù ghét và quấy rối”, và cho rằng việc cấm tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là cách làm chính xác, và còn nói thêm rằng “việc đưa ông Musk vào hội đồng quản trị có vẻ như là một bước lùi lớn”.

Bài viết cũng nói rằng những cáo buộc đối với Tesla về phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính là điều thường thấy.

Truyền thông chủ lưu phương Tây cùng tấn công Elon Musk

Ngoài tờ Washington Post, tờ New York Times cũng đăng một bài viết vào ngày 15/4 với tựa đề “Thế giới sẽ như thế nào nếu Musk mua Twitter?”

Bài viết bắt mở bằng cách mô tả Twitter là “một công cụ có ảnh hưởng thế giới”, gọi ông Musk là “một tỷ phú hay thay đổi” và nói rằng ông “có thể sử dụng Twitter tùy thích” sau khi mua nó.

Người sáng lập Amazon, Jeff Bezos, mua lại tờ Washington Post và đế chế truyền thông toàn cầu của ông trùm truyền thông Rupert Murdoch có thể gần với việc ông Musk mua lại Twitter. Nhưng mục đích của Elon Musk “là định hình lại nó như những gì ông ấy tưởng tượng”.

“Sở thích của Elon Musk là điều hành Twitter theo cách mà ông ấy sử dụng Twitter: không có bất cứ hạn chế nào”, bài viết nói. “Trong tầm nhìn của ông, một mạng xã hội được ông biến thành một mẫu hình biểu đạt tự do ngôn luận không hạn chế. Về cơ bản đây là điều mà cựu Tổng thống Trump quảng bá ứng dụng Truth Social của ông ấy.”

Bài viết cho rằng nếu Twitter được Elon Musk mua lại, triển vọng sẽ rất ảm đạm.

Bài viết kết luận, điều gì sẽ xảy ra nếu Elon Musk đạt được điều mình muốn? Bài viết đã so sánh ông Musk với Kane – nhân vật chính của bộ phim “Citizen Kane”: “Đây là một phiên bản đơn giản hóa: Kane đã sống những giấc mơ ngông cuồng nhất của mình, và sau đó anh ta rất đau khổ.”

MSNBC cũng gọi việc ông Musk sở hữu Twitter “sẽ là một thảm họa”. MSNBC cho biết trong một bài viết xuất bản ngày 15/4: “Ông Musk có vẻ rất tự tin, thậm chí là kiêu ngạo vào khả năng cải thiện Twitter, đó là phong cách thường thấy của ông ấy.”

Bài viết nói rằng công ty Tesla của Elon Musk đã phải đối mặt với làn sóng cáo buộc phân biệt chủng tộc và Twitter từ lâu đã đối phó với hành vi quấy rối và lạm dụng chống người da đen trên nền tảng truyền thông xã hội của mình. Dưới sự quản lý của Elon Musk, “Twitter có thể trở nên ít phù hợp hơn với những người không phải da trắng như ông ấy.”

Trong chương trình buổi sáng cùng ngày 15/4, Đài NPR đã thảo luận về “quyền tự do ngôn luận sẽ như thế nào nếu Elon Musk mua Twitter”.

Khách mời trong chương trình, bà Kate Klonick, giáo sư luật tại Đại học St. John New York, gọi khái niệm mở khóa Twitter và cho phép tất cả các bài phát biểu hợp pháp trên nền tảng này là “thực sự phức tạp”.

Người dẫn chương trình Leila Fadel hỏi rằng liệu Twitter đã chặn tạm thời hoặc vĩnh viễn người dùng vì “những ngôn luận gây tranh cãi hoặc thù địch”, ví dụ nổi bất nhất là ông Trump. Nếu Elon Musk có một nền tảng, liệu ông có một lần nữa mở ra cánh cửa cho những ngôn luận đã bị loại bỏ và bị coi là nguy hiểm không?

Bà Kronick trả lời: “Nếu ông ấy làm được điểm này (có được nền tảng như Twitter), thì cũng có thể làm được điều này (mở ra cánh cửa cho tự do ngôn luận)”.

Bà cũng nói rằng việc quản lý các nền tảng này rất rất phức tạp, ông Musk thật ngây thơ khi nghĩ rằng ông có thể biến Twitter thành nền tảng mà mình muốn chỉ với một cái vẫy đũa thần của mình.

Tờ The Guardian tại Anh, trong một bài bình luận xuất bản ​​ngày 12/4 đã gọi tầm nhìn của Elon Musk đối với Internet là “điều vô nghĩa nguy hiểm”, “thứ rác rưởi nguy hiểm” và cho rằng Musk ủng hộ tự do ngôn luận, nhưng thực chất là vấn đề về quyền lực.

MSNBC: Công việc của chúng tôi là kiểm soát tâm trí của mọi người

Gần đây, một đoạn clip ngắn của MSNBC được phát sóng vào năm 2017 đã lan truyền trên Internet và các nền tảng truyền thông xã hội, có lẽ đã tiết lộ nguyên nhân của sự hoảng loạn thực sự trên các phương tiện truyền thông này.

Từ tháng 2/2017, người dẫn chương trình “Morning Joe” của MSNBC là Joe Scarborough đã đề cập đến cách ông Trump luôn có thể khuấy động phản ứng của cánh tả và giới truyền thông bằng những ngôn từ điển hình của mình.

Lúc này, bà Mika Brzezinski, một người dẫn chương trình khác đã tham gia vào chương chình. Bà tuyên bố rằng các cuộc công kích thường xuyên của ông Trump vào các phương tiện truyền thông dòng chính là “nguy hiểm.” Khi phàn nàn về ông Trump, bà đã lớn tiếng nói rằng: “Điều nguy hiểm ở đây là ông ấy đang cố gắng phá hoại các phương tiện truyền thông, cố gắng bịa ra sự thật của riêng mình. Trong tình trạng thất nghiệp và nền kinh tế suy thoái, ở một mức độ rất lớn, ông ấy phá hoại việc chúng tôi loan truyền thông tin, để ông ấy thực sự có toàn quyền kiểm soát suy nghĩ của mọi người, trong khi đây là công việc của chúng tôi.” Phát biểu này đã tình tiết lộ rằng công việc của bà là kiểm soát suy nghĩ của mọi người.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15/4 với nhà báo Linette Lopez của Business Insider, bà Brzezinski cho biết việc Elon Musk tiếp quản Twitter sẽ đặt ra một “tiền lệ rất nguy hiểm”.

Phân tích: Động cơ mua Twitter của ông Musk

Luật sư dân quyền người Mỹ và là cây bút chuyên đề của Epoch Times tiếng Anh, ông James Breslo, đã có một bài bình luận xuất bản hôm 11/4. Bài viết phân tích động cơ mua lại Twitter của Elon Musk. Theo đó, ông Breslo cho rằng ông Musk mua cổ phiếu Twitter vì ủng hộ quyền tự do ngôn luận và phản đối “văn hóa thức tỉnh xóa sổ”. “Chủ nghĩa thức tỉnh” là một trong những trào lưu tư tưởng cực tả hiện đại.

Cho đến nay, Twitter đã giữ sự nhất trí với các công ty khác ở Thung lũng Silicon về phương diện xoa dịu những người cánh tả. Ví dụ nổi tiếng nhất là khi Twitter đóng tài khoản của ông Trump do lập trường chính trị, trong khi không đồng thời cấm tài khoản của ông Ayatollah của Iran hoặc ông Putin của Nga. Twitter cũng kiểm duyệt các tweet chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và xóa các tweet nghi ngờ chính sách của chính quyền về đại dịch, cũng như thông tin có thể gây hại cho chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden.

Bài bình luận cho biết: “Tất cả những điều này đều là cách làm điển hình của các công ty ở Thung lũng Silicon.” YouTube của Google và Facebook / Instagram cũng có những kiểm duyệt tương tự. Nhưng sự thật là những ông trùm kinh doanh và công nghiệp này không thực sự nghĩ rằng chính phủ lớn, chủ nghĩa xã hội, kiểm duyệt và sự thức tỉnh là con đường tốt nhất cho nước Mỹ tiến lên. Bài bình luận viết, có 3 khả năng để họ hỗ trợ hoạt động của những người cánh tả này: bảo vệ sự giàu có của họ; cánh tả cần sự tồn tại của chế độ kiểm duyệt; và lực lượng lao động rộng lớn ở Thung lũng Silicon của họ phần lớn là những người thuộc thế hệ thiên niên kỷ (​​thế hệ Y), một thế hệ được giáo dục sâu sắc bởi cánh tả.

Bài bình luận nói: “Những nỗ lực của ông Musk nhằm hạn chế kiểm duyệt và thúc đẩy tự do ngôn luận bằng cách tiếp quản Twitter sẽ bị theo dõi sát sao bởi những ‘gã khổng lồ’ công nghệ khác. Nếu ông có thể sinh tồn tiếp và thực hiện mục tiêu của ông, điều này có thể khích lệ họ thay đổi đường lối. Phe cánh tả đã ý thức được điểm này, và tăng cường công kích ông. Cuộc chiến này có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi nó trở nên tốt hơn.”

Ông Musk hy vọng tiến hành đại cải cách đối với Twitter

Hội đồng quản trị của Twitter đã nhất trí thông qua một kế hoạch bảo vệ quyền lợi cổ đông thường được gọi là “chiến lược phòng thủ thuốc độc” hôm 15/4 để ngăn Elon Musk mua lại công ty. Chiến lược này khiến ông Musk khó nắm giữ hơn 15% cổ phần của Twitter.

Ông Musk gần đây đã đề nghị mua lại Twitter với giá 43 tỷ USD. Trước đó, ông cho biết mình đã âm thầm trở thành cổ đông lớn nhất và nắm giữ 9,2% cổ phần của công ty. Twitter ban đầu dự định mời Elon Musk tham gia hội đồng quản trị, nhưng sau đó, Musk nói rằng ông sẽ không tham gia hội đồng quản trị.

Trong 2 tuần qua, Elon Musk đã thông qua đệ trình tài liệu cho phòng ban quản lý, tweet và một cuộc phỏng vấn gần đây tại hội nghị TED, để đưa ra quan điểm của mình về Twitter và những gì ông sẽ làm nếu thành công trong việc mua lại nó.

Elon Musk hy vọng làm dịu lập trường đối với việc kiểm duyệt nội dung trên Twitter. Ông tự xưng là “người chủ nghĩa tự do ngôn luận tuyệt đối”. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 14/4 trên TED, ông nói rằng Twitter là “quảng trường thị trấn trên thực tế”, và “điều quan trọng là phải cung cấp một vũ đài bao dung cho tự do ngôn luận”.

Ông cho biết Twitter nên cẩn thận hơn khi quyết định xóa tweet hay cấm vĩnh viễn người dùng. Ông nói thêm rằng tạm dừng thì tốt hơn. Ông cũng cho biết Twitter cũng nên tuân thủ luật pháp của các quốc gia và vùng lãnh thổ mà nó cung cấp dịch vụ. Khi các thay đổi được thực hiện để mở rộng hoặc giảm tác động của một bài đăng, nó nên cho người dùng biết điều gì đang xảy ra.

Ngoài ra, ông Musk cũng hy vọng tạo ra một chức năng biên tập cho Twitter; hy vọng biến Twitter thành một công ty tư nhân; biến thuật toán của Twitter thành mã nguồn mở và đưa mã lên GitHub; giảm sự phụ thuộc vào quảng cáo và chuyển Twitter sang mô hình kinh doanh dựa nhiều hơn vào đăng ký; chặn thư rác và bot lừa đảo, đồng thời cho phép tweet các bài viết dài.