“Virus Trung Cộng” (virus corona mới) đang lây lan ra toàn cầu, nhiều người không hẹn mà cùng đặt nghi vấn: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che giấu dịch bệnh tại Trung Quốc Đại Lục đến mức độ như thế nào? Trung Quốc rốt cuộc có bao nhiêu người lây nhiễm? Bao nhiêu người tử vong? Do thiếu chân tướng và do dễ dàng tin vào những lời nói dối, toàn thế giới còn phải trả giá thảm thiết thế nào nữa? Về những nghi ngờ này, tờ Báo Thế giới (Die Welt) tại Đức gần đây đã có một bài viết tiết lộ trò lừa bịp của ĐCSTQ. 

7b8e09510d97807155834db19a3b1832
Ngày 20/3, tờ báo Die Welt tại Đức đã đăng bài viết “Chỉ có Trung Quốc mới có thể giúp chúng ta” (Nur China kann uns helfen), tiết lộ về trò bịp bợm của ĐCSTQ. (Ảnh từ internet)

“Bắc Kinh rốt cuộc đã tiết lộ bao nhiêu chân tướng?”

Từ ngày 2/2, trong bài viết “Bắc Kinh rốt cuộc đã tiết lộ bao nhiêu sự thật?”, Die Welt đã trích dẫn câu hỏi trong bộ phim Mỹ “Thảm họa Chernobyl”: Cái giá của dối trá là gì?

Trong bài viết có nói, năm 1986, Liên Xô che giấu vụ nổ hạt nhân, che đậy rò rỉ hạt nhân, nên đã tạo thành thảm họa hạt nhân nghiêm trọng. Hiện nay, lịch sử dường như lại tái diễn, rất nhiều người Trung Quốc cũng đang truy vấn: Cái giá của lời nói dối là gì? Trên trang mạng xã hội Douban tại Trung Quốc Đại Lục, điểm đánh giá của bộ phim “Thảm họa Chernobyl” lên đến 9,6 điểm, hơn 200.000 lượt bình luận, sau khi “virus Trung Cộng” bùng phát, số lượt bình luận bỗng tăng mạnh, hơn nữa bình luận điện ảnh trở thành bình luận xã hội, cư dân mạng nói: Giống biết nhường nào, bi thảm biết nhường nào!

Trong bài viết, Die Welt có nói, sự thật biến mất từ nơi đâu, dối trá bắt đầu từ nơi đâu? Trong lúc “virus Trung Cộng” đang hoành hành toàn cầu, không chỉ có người Trung Quốc đặt ra vấn đề như thế này. Ngày 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố dịch bệnh trở thành Tình trạng Khẩn cấp Y tế Cộng đồng Quốc tế, đến lúc này, dịch bệnh đã lan ra hơn 20 quốc gia. Vấn đề là vẫn có quá nhiều thông tin mâu thuẫn nhau, hơn nữa người ta còn có một loại cảm giác càng tồi tệ hơn: Tất cả vốn có thể khác đi so với tình hình hiện nay. 

Bài viết đặt nghi vấn, ngày 31/12 năm ngoái, WHO đã báo cáo trường hợp “viêm phổi Trung Cộng” đầu tiên. Nhưng vì sao ba tuần sau đó (ngày 21/1), lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình mới lần đầu tiên nói về virus này trên cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo? Vì sao hai ngày sau đó (23/1) mới đột nhiên áp dụng biện pháp phong tỏa thành phố Vũ Hán?

Bài viết chỉ ra, chiều ngày 31/1, số liệu chính thức mà ĐCSTQ công bố bao gồm 9810 người người nhiễm, 231 người tử vong.  Nhưng vì sao nhà nghiên cứu của Đại học Hồng Kông hôm 27/1 lại đưa ra con số người lây nhiễm lên đến hơn 40.000 người. Một trong những nguyên nhân của sự mâu thuẫn thông tin là sự chênh lệch quá lớn về nội dung giữa truyền thông của ĐCSTQ  và thông tin trên mạng xã hội.

Phàm là những thông tin không đồng điệu với cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ thì đều nhanh chóng biến mất. Bài viết của Die Welt tiết lộ, sau khi virus bùng phát, ĐCSTQ cũng tăng cường kiểm duyệt truyền thông quốc tế ở trong nước. Từ ngày 31/1, trang web của Die Welt đã bị chặn tại Trung Quốc. Ngay cả bình luận về phim “Thảm họa Chernobyl” trên Douban cũng bị ẩn đi.

Mỉa mai “Chỉ có Trung Quốc có thể giúp đỡ chúng ta” 

Ngày 20/3,  bài viết sắc bén “Chỉ có Trung Quốc có thể giúp chúng ta” (Nur China kann uns helfen) của Die Welt đã chỉ ra, trong lúc “virus Trung Cộng” đang hoành hành trên thế giới, ĐCSTQ tự xưng là cứu tinh của châu Âu, thật là quá mỉa mai.

Bài viết miêu tả về hai sự kiện xảy ra gần đây:

Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio đã đăng một đoạn video trên Facebook của mình, một chiếc máy bay chở vật tư cứu viện của Trung Quốc hạ cánh xuống Ý.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić bày tỏ tức giận trên Facebook: “Giờ mới biết sự đoàn kết của châu Âu không hề tồn tại.” Trong bức thư ông gửi cho ông Tập Cận Bình, có gọi ông Tập Cận Bình là “anh em”. Còn nói: “Chỉ có Trung Quốc mới có thể giúp đỡ chúng ta.”

Bài viết nói, hai sự việc này đã khiến cho ĐCSTQ xúc động, nhưng lại khiến người châu Âu phải suy nghĩ. Điều châm biếm mạnh mẽ là, Trung Quốc mới là nơi bắt nguồn của “virus Trung Cộng”, chính sự che giấu của ĐCSTQ mới khiến cho virus lan ra toàn cầu. Hiện tại trọng tâm của dịch bệnh đã chuyển sang châu Âu, ĐCSTQ lại đưa ra tư thế muốn cứu giúp châu Âu thoát khỏi nguy nan.

Bài viết chỉ thẳng, ĐCSTQ làm ra tư thái này là có mục đích chính trị của họ, họ muốn thoát khỏi hình tượng virus lưu manh, đồng thời muốn lợi dụng nguy cơ hiện giờ của châu Âu để mở rộng sức ảnh hưởng của họ tại châu Âu. Nhiều năm qua, ĐCSTQ vẫn luôn muốn tiến vào châu Âu, chia rẽ và làm suy yếu châu Âu.

Bài viết trích dẫn lời của đội ngũ nhà nghiên cứu Lucrezia Poggetti thuộc Viện Nghiên Cứu về Trung Quốc Mercator (MERICS – Mercator Institute for China Studies) tại Berlin: “Chính phủ Trung Quốc đã triển khai công tác tuyên truyền trên phạm vi toàn thế giới, mục đích là chuyển dịch sự chú ý của công chúng ở ngoài Trung Quốc, nhằm dễ dàng thoái thác trách nhiệm làm nhỡ thời cơ ứng phó với virus.”

Bài viết nói, làn sóng tuyên truyền này bắt đầu từ Ý, cách nói ĐCSTQ quyên tặng vật tư cho Ý đã nhanh chóng lan truyền trên các mạng xã hội, nhưng những lời dối trá này cũng nhanh chóng bị vạch trần. Bà Lucrezia Poggetti nói: “Những sản phẩm từ Trung Quốc chuyển đến Ý tuyệt đại đa số đều là hàng hóa xuất khẩu chính ngạch, đều là chính quyền Ý mua sắm, có lúc là ủng hộ của nhà từ thiện.” Trong các sản phẩm xuất khẩu bao gồm cả lượng lớn máy thở.

Một bộ phận nhỏ vật tư cứu viện, ví dụ như tăm bông, quần áo phòng hộ và khẩu trang, là đến từ những tổ chức phi chính phủ quyên tặng, ví dụ như Hội Chữ Thập Đỏ Trung Quốc, Công ty Xiaomi và Quỹ Mã Vân. Bà Lucrezia Poggetti: “Tuy nhiên, chính phủ ĐCSTQ nói đây là những tặng phẩm. Hoàn toàn không đúng sự thực, phần lớn các vật phẩm vận chuyển ra ngoài Trung Quốc đều là hàng xuất khẩu.”

Bài viết chỉ ra một cách rõ ràng, tuyên truyền giả dối của ĐCSTQ là một phương diện, một số chính khách châu Âu cố ý xu nịnh ĐCSTQ. Ngoại trưởng Ý Di Maio được coi là “trợ thủ đạt tiêu chuẩn” của bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ, ông đối xử rất tốt với ĐCSTQ, thậm chí bị lên án một cách châm biếm là “Bộ trưởng ĐCSTQ”. 

Năm ngoái, Di Maio đã ký kết một bản ghi nhớ để nước Ý tham gia vào dự án “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ. Đến nay, Ý cũng là nước duy nhất trong khối G7 tham gia vào dự án này. Theo cách nói của bà Lucrezia Poggetti, ông Di Maio tự nguyện để cho tuyên truyền của ĐCSTQ lợi dụng, bởi vì ông phải chứng minh đang được báo đáp khi giao dịch với ĐCSTQ.

Bài viết phân tích, tình huống của Serbia phức tạp hơn. Tổng thống Serbia  Aleksandar Vučić trong cuộc họp báo hôm 17/3 có nói, ông muốn nhập khẩu thiết bị phòng hộ y tế từ châu Âu để ứng phó với dịch bệnh. Nhưng, kế hoạch này chưa thực hiện được, do châu Âu đã dừng xuất khẩu những sản phẩm này. Ông  Aleksandar Vučić nói: “Quyết định của bà Ursula von der Leyen (Chủ tịch Ủy ban Châu Âu) khiến chúng tôi không cách nào có được những sản phẩm này.” Ông tiếp tục hướng về Trung Quốc.

Bài viết chỉ ra, mối quan hệ Serbia – Trung Quốc đã phát triển được một thời gian. Công ty công nghệ Trung Quốc là Huawei có ý đồ biến Thủ đô Beograd của Serbia thành thành phố thông minh. Giống như Ý, cảnh sát của ĐCSTQ cũng tuần tra ở Thủ đô Beograd, nghe nói là để tạo cảm giác an toàn cho du khách Trung Quốc. Còn nữa, Bộ Quốc phòng Serbia còn mua hệ thống máy bay không người lái của ĐCSTQ.

Serbia là nước ứng cử viên tham gia làm thành viên của Liên minh châu Âu, cũng là cũng là quốc gia lớn nhất khu vực phía Tây Balkan. Mấy năm qua, ĐCSTQ luôn dùng mô hình “17+1” để lôi kéo Serbia. Mô hình này do ĐCSTQ đề xuất năm 2012, 17 chính là bao gồm 12 nước thuộc EU và 5 nước thuộc Trung Âu và Đông Âu, còn 1 chính là Trung Quốc (ĐCSTQ). ĐCSTQ kiến nghị Hội nghị thượng đỉnh của 17 nước châu Âu mỗi năm sẽ cùng tổ chức một lần cùng với ĐCSTQ. ĐCSTQ hy vọng lợi dụng mô hình này để thúc đẩy dự án “Một vành đai, một con đường”. Các nhà phê bình chỉ trích hành động này trở thành công cụ địa chính trị của ĐCSTQ để thâm nhập vào châu Âu.

Hiện tại, dịch bệnh tại châu Âu ngày càng tồi tệ, số người lây nhiễm và số người tử vong đang tăng nhanh khiến người ta phát sợ, bởi vì đây không chỉ đơn giản là con số, mà là mỗi từng mạng sống, thế giới rốt cuộc đang phải trả giá thế nào? Có lẽ vẫn nên xem lại lời bộc bạch trong bộ phim “Thảm họa Chernobyl”: Cái giá của lời dối trá là gì? Không phải chúng ta sai khi coi lời dối trá thành chân thật. Nguy hiểm thực sự nằm ở chỗ, nếu chúng ta nghe quá nhiều lời dối trá, thì sẽ khó có thể còn phân biệt được sự thật nữa.

Dư Bình (Theo Epoch Times)

Xem thêm: