Cách đây vài ngày, mục “Tin tức” của “Washington Post đã có một bài đính chính với nội dung gây sốc. Đồng thời cũng cho chúng ta biết tình hình của các kênh truyền thông dòng chính hiện nay. Nội dung đính chính như sau:

“Hai tháng sau khi bài báo này được đăng, Bộ trưởng nội vụ bang Georgia thông báo rằng Tổng thống Donald Trump đã có một cuộc ghi âm qua điện thoại với điều tra viên bầu cử chính của bang này vào tháng 12 năm ngoái. Đoạn ghi âm cho thấy Washington Post theo thông tin được cung cấp bởi một nguồn tin dấu tên, đã trích dẫn sai lời của TT. Trump trong cuộc nói chuyện điện thoại. Ông Trump không nói với nhân viên điều tra đó phải ‘phát hiện gian lận’, ông cũng không nói rằng nếu cô ấy làm như vậy, cô ấy sẽ trở thành ‘anh hùng của quốc gia’.

“Ngược lại, TT. Trump kêu gọi nhân viên điều tra kiểm tra cẩn thận các phiếu bầu ở hạt Fulton, bang Georgia. Ông nói rằng cô ấy sẽ tìm thấy ‘hành vi gian lận’ trong đó. Ông Trump cũng nói với cô ấy rằng ‘những gì cô ấy đang làm bây giờ là công việc quan trọng nhất ở đất nước này…’ Tiêu đề và nội dung của báo cáo này đã được sửa chữa, và xóa bỏ những lời không phải do TT. Trump nói.”

1024px Washington Post building
(Nguồn: Daniel X. O’Neil/Wikimedia)

Đính chính trên là cho một bài đưa tin dữ dội của “Washington Post” về các hoạt động của cựu tổng thống sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2020. Trong bài báo đó, Washington Post đã cố gắng bôi nhọ TT. Trump, trong khi hoàn toàn dựa vào các “nguồn tin” ẩn danh có lợi trong việc phá hoại nhiệm kỳ của TT. Trump. Bài báo bắt đầu như thế này:

“Theo một người hiểu nội dung cuộc gọi nhưng giấu tên do tính nhạy cảm của cuộc trò chuyện, TT. Trump đã thúc giục Trưởng điều tra bầu cử bang Georgia tìm hiểu về hành vi bất hợp pháp đã xảy ra về cuộc bỏ phiếu của bang này trong một cuộc điện đàm vào tháng 12 năm ngoái. Đồng thời biểu thị rằng vị quan chức này sẽ được khen ngợi nếu làm như vậy … Các chuyên gia pháp lý cho rằng nỗ lực của tổng thống nhằm can thiệp vào một cuộc điều tra đang diễn ra có thể cấu thành hành vi cản trở công lý hoặc các tội hình sự khác, nhưng họ cảnh báo rằng vụ việc có thể rất khó được chứng minh.”

(Ghi chú: Không nên nhầm lẫn báo cáo “đã được đính chính” này với báo cáo ngày 3/1, trong đó cáo buộc TT. Trump “ngang nhiên lạm dụng quyền lực” và có hành vi phạm tội tiềm ẩn trong cuộc trò chuyện với ông Brad Raffensperger, Bộ trưởng nội vụ bang Georgia. Bản báo cáo đang đề cập trong bài này dựa trên một đoạn ghi âm riêng bị rò rỉ giữa ông Trump và  Trưởng điều tra bầu cử bang Georgia.)

Tất nhiên, về việc “đính chính” của “Washington Post”, tốt hơn nên đổi tiêu đề thành: “The Washington Post đã đăng các báo cáo sai sự thật dựa trên những tin đồn ác ý một cách vô trách nhiệm.” Tuy nhiên, đó sẽ là yêu cầu quá nhiều đối với những đảng viên Đảng Dân chủ đang đóng giả làm phóng viên trong các tòa soạn như của Washington Post hay New York Times. Vì lợi ích theo đuổi các mục tiêu chính trị và xã hội được chia sẻ của họ, các kênh truyền thông lớn đã liên kết vận mệnh của chính họ với vận mệnh của Đảng Dân chủ. Thậm chí, ngoài miệng họ cũng không còn ủng hộ những lý tưởng công bằng và ngay chính trước đây trong ngành báo chí.

Quy tắc đạo đức

Sau đây là phần giới thiệu về Quy tắc đạo đức của Hiệp hội các nhà báo chuyên nghiệp Hoa Kỳ:

“Các thành viên của Hiệp hội Nhà báo chuyên nghiệp tin rằng sự khai sáng của công chúng là tiền thân của công lý và nền tảng của dân chủ. Báo chí có đạo đức cố gắng đảm bảo trao đổi thông tin tự do chính xác, công bằng và toàn diện. Các nhà báo có đạo đức hành động chính trực. Hiệp hội tuyên bố 4 nguyên tắc này là nền tảng đạo đức báo chí và khuyến khích mọi người từ tất cả các kênh truyền thông thực hành những nguyên tắc này.”

Trước đây, một trong những luật sắt của ngành báo chí chân chính là cấm sử dụng các “nguồn tin” ẩn danh trong các bản tin (những nguồn này có thể là cố ý, hoặc có thể hoàn toàn không tồn tại). Nhưng kể từ khi “kẻ xấu màu da cam” (chỉ người ủng hộ TT. Trump) xuất hiện, sự công bằng không còn nữa.

Hiệp hội này viết rằng: “Phải xác nhận rõ nguồn tin.” “Công chúng có quyền thu thập càng nhiều thông tin càng tốt để đánh giá độ tin cậy và động cơ của nguồn tin. Trước khi cam kết giấu tên, hãy xem xét động cơ của nguồn tin. Đối với những nguồn tin có thể phải đối mặt với nguy hiểm, bị trả thù hoặc gặp các tổn hại khác, cũng như những người có thông tin không thể lấy được từ những nơi khác, mà xin được ẩn danh, vui lòng giải thích lý do tại sao lại cho phép ẩn danh.”

Điểm cuối cùng đặc biệt vô lý. Đối với Washington Post và New York Times, “tính nhạy cảm của cuộc trò chuyện” là lý do rất tốt để giữ những người ẩn danh có ích cho giới truyền thông của đảng Dân chủ. Những người này giống như những con chuột ăn trộm pho mát. Khi người diệt chuột công khai bản ghi âm để đối chứng, nhằm tiêu diệt sự độc hại của chúng, thì dưới sự bảo vệ của giới truyền thông, chúng lại vội vã chui vào hang chuột.

Chiến dịch thông tin giả

Tuy nhiên, hiện chỉ cần đạt được mục tiêu, họ bất chấp mọi thủ đoạn. Đây là lý do tại sao hiện nay, sau khi TT. Trump đã bị đánh bại, bài đính chính của “Washington Post” mới xuất hiện. Bởi lúc này sự thật đã không còn quan trọng nữa, điều quan trọng nhất là phiên bản bị làm giả này đã bị bóp méo và vũ khí hóa. Rốt cuộc, thay vì hành động có trách nhiệm ngay từ đầu, họ lại dễ dàng cầu xin sự tha thứ bằng cách đính chính lại điều này, khi ít người đọc được và không còn ai nhớ đến chúng.

Đây không phải là do chúng ta không được cảnh báo. Ngày 7/8/2016, ông Jim Rutenberg, người phụ trách chuyên mục của New York Times, đã đăng một bài báo trên tờ New York Times với tiêu đề “Trump kiểm tra tính khách quan của nghề báo.”

Ngay cả trước chiến thắng bất ngờ của TT. Trump vào tháng 11/2016, các kênh truyền thông tham nhũng và đạo đức bại hoại đã chuẩn bị cho một chiến dịch kéo dài vài năm, đầy rẫy những sai sót hoặc thông tin sai lệch. Tất cả đều nhằm lật ngược kết quả trong cuộc tranh cử giữa ông Trump và bà Clinton. Nhiệm vụ đã hoàn thành!

“Nếu bạn là một nhà báo đang hành nghề, bạn tin rằng Donald Trump là kẻ chủ mưu, phục vụ cho chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc tồi tệ nhất ở Hoa Kỳ. Ông ấy lấy lòng nhà độc tài chống Mỹ, và kiểm soát bộ luật hạt nhân của Mỹ, điều này sẽ rất nguy hiểm. Vậy thì làm thế nào để báo cáo về ông ấy?”, Lutenberg viết. “Câu hỏi khiến ai cũng phải vò đầu bứt tai là: Tiêu chuẩn thông thường có phù hợp không? Nếu không, thì có thể thay thế bằng cách nào?”

Giờ thì chúng ta đã biết: Chính là bịa đặt một cách trần trụi, hoàn toàn ác ý và coi thường sự thật. Từ vụ lừa đảo “Thông đồng Nga”, đến phiên điều trần xác nhận thẩm phán Brett Kavanaugh, cho đến bản luận tội sai lầm chỉ vì một cuộc điện thoại vô nghĩa (cố tình xuyên tạc) của người Ukraine, và cả vụ luận tội tổng thống lần thứ hai vì những người biểu tình đã xông vào Đồi Capitol ngày 6/1. Vụ tấn công Đồi Capitol bị giới truyền thông gọi nhầm là “kích động vũ trang”. Các kênh truyền thông Mỹ cũng tương tự như các kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Liên Xô: Tờ Pravda (tựa như New York Times), Izvestia (tựa như Washington Post) và các kênh truyền thông nhà nước TASS (tựa như tờ Associated Press).

Điều kiện tiên quyết cho chế độ chuyên quyền

Điều trùng hợp là, từ năm 1985 đến năm 1991, tôi đã dành nhiều thời gian ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nơi tôi đã trải qua sự cố rò rỉ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, chứng kiến sự sụp đổ của Bức tường Berlin, cuộc đảo chính bất thành của ông Gorbachev trước khi Liên Xô sụp đổ. Mặc dù tôi không bao giờ có khoảng thời gian buồn chán, nhưng đó không phải là nơi đáng sống, chứ đừng nói đến việc được đánh giá cao và mô phỏng.

Tuy nhiên, điều mà những người Cộng sản hiểu là sự kiểm soát của nhà nước đối với các kênh truyền thông là điều kiện tiên quyết cho một chế độ chuyên chế: Bạn sẽ tin ai? Tin kênh thông tấn Pravda (Pravda nghĩa là ‘sự thật’ trong tiếng Nga), hay đôi mắt phản cách mạng dối trá của bạn?

Hãy xem bài viết có tiêu đề gần đây nhất trên tờ Washington Post, có thể đã được sao chép trực tiếp từ tờ Pravda. Ông Matt Taibbi, một phóng viên cánh tả trung thực, đã nói trong bài viết rằng: “Kế hoạch kích thích của ông Biden là rải tiền cho người Mỹ, giảm nghèo đáng kể, và mang lại lợi ích cho cá nhân hơn là doanh nghiệp.”

Sự hỗ trợ duy nhất cho nhiệm kỳ tổng thống giả Joseph Robinette Biden Jr. là những con chim sẻ nhà ông Biden hót líu lo trên các kênh truyền thông quốc gia. Họ lọc, nhào nặn và vu khống tạo thành phiên bản tin tức “Soylent Green” (Thực phẩm xanh), sau đó nhét vào cổ họng người dân Mỹ, đây là thứ được gọi là “tin tức có đạo đức”. Ngoài ra còn có hàng rào thép gai và 5.000 lính Vệ binh Quốc gia vũ trang “bảo vệ” thủ đô khỏi những tay súng nguy hiểm như bạn.

Bạn đã chịu đựng đủ chưa? Nếu chưa, tại sao không?

Michael Walsh

(Ghi chú của người dịch: Bộ phim “Soylent Green” (thực phẩm xanh) mô tả một thế giới tương lai, nơi các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt do sự nóng lên toàn cầu và dân số quá đông. Trái cây và rau quả thực sự đã trở thành những mặt hàng xa xỉ cực kỳ đắt đỏ. Hầu hết mọi người đều sống qua ngày nhờ vào bánh quy soylent làm từ đậu nành (soy) và đậu dẹt (lentil).)

Nguyên tác: American Media and Old Soviet Media Are Now Peas in a Pod được đăng trên “Epoch Times” tiếng Anh.

Giới thiệu về tác giả:

Michael Walsh là biên tập viên của The-Pipeline.org kiêm tác giả của “Devil’s Pleasure Palace” (Cung hành lạc của ma quỷ) và “The Fiery Angel” (Thiên sứ bỏng rát), cả hai đều được xuất bản bởi nhà sản xuất Encounter Books. “Last Stands” (Những chỗ đứng cuối cùng), cuốn sách mới nhất của ông, là một nghiên cứu văn hóa về lịch sử quân sự từ Hy Lạp đến Chiến tranh Triều Tiên, sẽ được Nhà xuất bản St. Martin Press xuất bản vào tháng 12.

Xem thêm: