Ngày 6/1/2021 là thời điểm Quốc hội Mỹ chứng nhận kết quả bỏ phiếu đại cử tri của các bang trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ngày mà hàng triệu người dân yêu nước ủng hộ ông Trump, tham gia cuộc mít-tinh “Cứu nước Cộng hòa”. Một ngày trước đó đúng vào tiết “tiểu hàn” (1 trong 24 tiết khí trong năm). Ngày Tổng thống Mỹ nhậm chức là 20/1/2021, lại đúng là tiết “đại hàn”. Thủ đô Washington của Mỹ trong ngày này cũng không quá lạnh, nhưng các chính khách vì quyền lợi của bản thân, không tiếc làm mê loạn xã hội, khống chế bầu cử, khiến cho người dân chính nghĩa trên thế giới đều cảm thấy lòng dạ nguội lạnh sâu sắc!

Biểu tình Washington 6 1G
(Ảnh: Chụp màn hình video Epoch Times)

Khi ngồi máy bay đến Washington tham gia cuộc mít-tinh này và quyết định hành trình, tôi đã cân nhắc nhiều nhân tố từ cá nhân đến gia đình và xã hội. Tôi cảm nhận có một cảm giác sứ mệnh kỳ diệu, dường như trong đời đã sắp đặt sẵn là phải đi chứng kiến thời khắc lịch sử này. Còn một nhân tố nữa, đó chính là nhận được lời mời của đoàn thể người Hoa tại Mỹ. Trong số họ có rất nhiều người gốc Hoa là tín đồ Cơ đốc giáo, mời tôi tham gia mít-tinh và dùng tiếng Anh để phát biểu, để nói về lập trường của người Mỹ gốc hoa cho xã hội chủ lưu. Chủ đề phát biểu mà người tổ chức đưa ra, là lý do người Mỹ gốc Hoa ủng hộ ông Trump. Sau khi quyết định chuyến đi, tôi đã đặt vé máy bay và khách sạn sớm trước khi tăng giá, khách sạn cách Nhà Trắng không xa, đi bộ khoảng chục phút là tới.

Sáng hôm đó, khi tôi đi đến hiện trường cuộc mít-tinh, biển người đã tập trung trên bãi đất trống giữa bãi cỏ phía nam Nhà Trắng và Đài tưởng niệm Washington. Nhìn những con người của đất nước có nền kinh tế số một thế giới và là cường quốc quân sự, họ đều là những con người bình thường, nhưng sự đấu tranh của họ lại quyết định tương lai của nước Mỹ sẽ đi về hướng nào khi đang đứng trước ngã rẽ. Có người nói đây là hàng triệu đại quân “cần vương” (xả thân vì triều đình), đến từ các nơi trên khắp nước Mỹ của Tổng thống Trump, đang chuẩn bị phát động tổng tấn công vào đầm lầy Washington. Còn có nhiều người hơn nữa cho rằng, cuộc bầu cử lần này dẫn đến từ sự cạnh tranh của hai người, đã thăng hoa thành cuộc chiến hiến chính của nước Mỹ, cuộc chiến đạo đức chính nghĩa của thế giới, và là đại chiến chính tà của nhân loại.

Những người bên cạnh tôi, họ đến từ tất cả các tiểu bang bao gồm có cả Hawaii và Alaska, người đến từ California và New York đặc biệt nhiều. Trong số họ, người ở xa thì ngồi máy bay đến, người ở gần thì lái xe đến, trong khách sạn đâu đâu cũng là người ủng hộ Tổng thống Trump. Nhiều người mặc áo khoác và đội mũ có chữ Trump. Có thể nhìn ra rằng, đây là những người lo lắng cho tương lai của nước Mỹ, nhưng họ cũng tràn đầy lòng tin và phát ra một trường sức mạnh vô cùng mạnh mẽ. Mọi người từ già đến trẻ, nam có, nữ có, có người dẫn cả nhà lớn nhỏ cùng đi, rất nhiều người ngồi xe lăn, đẩy xe trẻ em, họ dành cho nhau những lời chào hỏi ôn hòa, giống như đang tham gia xếp hàng một cách vui vẻ hòa thuận. Sau khi ông Trump bắt đầu phát biểu, mọi người thỉnh thoảng hồi đáp một cách nhiệt liệt, họ thể hiện hiểu rất rõ sự thực và bối cảnh của gian lận bầu cử, họ càng phối hợp một cách ăn ý đối với sự hài hước và hóm hỉnh của ông Trump. Sau khi cuộc mít-tinh kết thúc, dòng người chầm chậm chuyển hướng về Đồi Capitol, để bày tỏ sức mạnh và ý chí của mình đối với những nghị sĩ Quốc hội đang chuẩn bị chứng nhận kết quả phiếu bầu đại cử tri của các bang trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Bởi vì khách sạn của chúng tôi ở gần đó, nên đã lựa chọn quay trở về khách sạn để chuẩn bị lại một chút, sau bữa ăn trưa sẽ lại đi đến khu vực Quốc hội. Tuy nhiên, sau bữa trưa, có thông tin nói rằng có người xông vào nghị trường ở Đồi Capitol, thông tin này khiến người ta bị sốc. Cần biết rằng, những người hòa bình và lạc quan này, đang đường đường chính chính thực hiện quyền lực dân chủ của mình, rất khác biệt so với những nhóm người lợi dụng đêm tối đập pháp cướp bóc kia, do đó rất khó để tin được là sẽ xảy ra sự việc như thế này. Mục đích mít-tinh và tuần hành của mọi người là để thức tỉnh những nghị sĩ của mình, để họ từ chối kết quả bầu cử gian lận trong cuộc họp chung của lưỡng viện. Xông vào trong nghị trường thì có tác dụng gì? Lẽ nào muốn nói với các nghị sĩ rằng những người này là bạo đồ, không lý trí? Vì sao lại như thế? Các nghị sĩ sẽ vì thế mà thay đổi ý định bỏ phiếu? Hay là sẽ vì thế mà trách tội những người ủng hộ ông Trump và bỏ phiếu ngược lại?

Những việc khiến người ta lo lắng đã xảy ra, có một bộ phận nhỏ người xông vào trong nghị trường của cuộc họp, còn có người bất hạnh bị thương vong. Cục diện rối loạn khiến cho cuộc họp chứng nhận tạm nghỉ vài giờ, sau đó lại bắt đầu trở lại. Khi tôi đến Đồi Capitol, đúng thời điểm đang tạm dừng họp, nên không nhìn thấy đám đông hỗn loạn. Những người đột nhiên xuất hiện, đột nhiên xông vào hội trường, rồi đột nhiên lại không thấy bóng dáng đâu. Những gì còn lại trước cầu thang của tòa nhà Quốc hội, giống như thời điểm ban ngày với những người ôn hòa. Sau khi mọi người biết rằng những người kia đã được cảnh sát thả cho đi vào trong tòa nhà, nghi ngờ đương nhiên cũng dâng cao lên. Nhưng mọi người vẫn không màng đến sự việc nhỏ xen vào giữa này, mà rất nhanh chú ý đến việc chứng nhận đang được tiến hành, và sự từ chối chứng nhận của nghị sĩ đảng Cộng hòa.

Phiếu đại cử tri của tiểu bang đầu tiên bị thách thức là Arizona. Đề xuất này đã bị bác bỏ tại Thượng viện với tỷ lệ 93:6, thì ra mười mấy thượng nghị sĩ vốn chuẩn bị thách thức phiếu đại cử tri, lại có rất nhiều người đột nhiên rút lại ý định của mình. Tại Hạ viện, đề xuất từ chối phiếu đại cử tri của Arizona cũng bị bác bỏ, nhưng vẫn còn có 121 Hạ nghị sĩ ủng hộ từ chối. 

Sự từ chối đối với bang Georgia đã bị bác bỏ vì tất cả các thượng nghị sĩ chuẩn bị ký tên chung đã rút lại ý định. Lý do họ rút lại là gì? Hóa ra là sự kiện người kháng nghị xông vào nghị trường vừa mới xảy ra hồi chiều. Điều này nghe có vẻ có căn cứ, nhưng liệu có phải là quá vội vàng? Là ai đang thực hiện các cuộc tấn công bạo lực? Không có điều tra, không có truy cứu, cũng không có ai bị bắt và bị kết án, và những kẻ côn đồ đột nhiên biến mất. Nhưng đây lại có thể là lý do để rất nhiều thượng nghị sĩ rút lại ý định ban đầu của họ? Hai ngày trước, nữ thượng nghị sĩ bang Georgia, tại thành phố Dalton bang Georgia, khi ông Trump đang vận động tranh cử cho bà, trước hàng chục ngàn người có mặt tại hiện trường, bà đã hứa sẽ thách thức số phiếu đại cử tri của bang dao động. Nhưng sau đó hai ngày, bà đã nuốt lời cam kết của chính mình!

Mười mấy vị thượng nghị sĩ từng thề thốt, đột nhiên thay đổi chủ ý chỉ vì hành vi xông vào Quốc hội của một số người, để rồi không mang đến thỉnh cầu thiêng liêng của hàng triệu người đi dọc từ Nhà Trắng đến Đồi Capitol? Cơ bản đây không phải là lý do, mà là giống như một cái cớ hơn!

Lần trước tôi đến Thủ đô Washington, là cách đây hơn một năm. Trước đây đến Washington, thong dong trước Đồi Capitol mỹ lệ, ngắm nhìn vẻ ngoài kiến trúc đặc sắc của tòa nhà Thượng viện và Hạ viện, hoặc chiêm ngưỡng những cột nhà cao của Tối cao Pháp viện, thường có một cảm giác rất thiêng liêng. Còn hôm nay, tất cả đột nhiên mất đi sự huy hoàng và thiêng liêng ban đầu. Nó khiến người ta vô cùng thất vọng! Buổi tối cùng ngày, Washington tiến hành giới nghiêm, tất cả các nhà hàng đều đóng cửa, đồ ăn mua bên ngoài cũng không đưa vào được, chúng tôi chỉ có dùng chocolate và thanh kẹo đậu phộng làm bữa tối. So sánh với sự thất vọng về Quốc hội và Tối cao Pháp viện, chút bất tiện này không là gì cả. Đây một đêm khó quên! 

Có người hỏi, bạn có cảm thấy còn hy vọng hay không? Người Mỹ có nguyện ý chấp nhận kết quả này hay không? Câu trả lời là, người dân Mỹ sẽ không chấp nhận kết quả gian lận như thế này, dù quan chức gian lận lên nắm quyền, cũng sẽ không thể ở lại tiếp được. Người dân Mỹ đương nhiên có hy vọng, bởi vì chính nghĩa tất thắng gian tà, ý chí của Thần nhất định sẽ hiển hiện rõ.

Chính trị dân chủ, kỳ thực quá đỗi đơn giản, chính là đếm đầu người, một người là một đầu, và mỗi một người tính là một đầu. Nếu có người người không được tính vào, hoặc giả có người tính nhiều hơn một đầu, thì phiền phức sẽ đến. Vứt bỏ những thuật ngữ chính trị màu mè, nền tảng quan trọng của chính trị dân chủ chính là công bằng liêm chính, không có lừa dối và gian lận. Một khi gian lận thành công, đầu người tính sai, và người gian lận có thể thoát khỏi truy cứu, thì toà nhà dân chủ sẽ sụp đổ rầm rầm. Khi Quốc hội biện luận, hãy nhìn những chính khách quần áo chỉnh tề này, trau chuốt các loại từ ngữ luật pháp khác nhau, biến đổi logic khiến người ta hoa mắt chóng mặt, họ tùy ý sử dụng những thuật ngữ mà chỉ những người trong nghị viện mới quen thuộc, chính là không có mấy ai nguyện ý đi xem những sự thật lạnh nhạt và những chứng cứ xác đáng. Họ không có tâm tư để xem, cũng không nguyện ý xem, họ chỉ chăm chăm đến quyền lực và lợi ích của bản thân. Thời khắc này, trong lòng của nhiều người trên thế giới đều đã nguội lạnh. 

Một khi kết quả chứng nhận ngày 6/1 được thực hiện, có thể là cột mốc đánh dấu vận mệnh quốc gia của nước Mỹ cũng từ đó bắt đầu nghịch chuyển: Thiên tượng biến hóa nhanh hơn, âm dương đảo ngược mạnh hơn, tà ác càng hung hăng ngang ngược hơn, còn người dân chính nghĩa trong lòng càng nguội lạnh, tất cả đều có thể khiến cho thế giới của chúng ta đi nhanh về hướng tối tăm hơn.

Thể chế chính trị dân chủ, nếu không có giới hạn đạo đức chống đỡ, không có nhân tâm hướng thiện và vị tha, thì một khi bị thế lực tà ác dùng kim tiền, mỹ nữ, bê bối kìm kẹp, lúc đó sẽ rất dễ khiến cho chính trị gia mất lập trường. Trong tiến trình văn minh nhân loại, mô hình chính trị có lịch sử rất ngắn này dường như đã đi đến hồi kết của nó!

Tiến sĩ Tạ Điền – Giảng dạy tại Trường Kinh doanh Aiken, Đại học Nam Carolina.

Xem thêm: