Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về COVID-19 của các nhà lãnh đạo thế giới vào thứ Tư (22/9), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã hứa tặng thêm 500 triệu vắc-xin “lịch sử” cho các quốc gia đang phải vật lộn để vượt qua đại dịch.

Embed from Getty Images

“Đây là một cuộc khủng hoảng toàn diện”, ông Biden nói, “Mỹ sẽ trở thành kho vũ khí cho vắc-xin như chúng tôi đã từng là kho vũ khí cho nền dân chủ trong Thế chiến thứ hai.”

Cam kết từ TT Biden tại Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 được tổ chức trực tuyến từ Nhà Trắng đã nâng tổng cam kết của Hoa Kỳ về tài trợ vắc-xin lên tới hơn 1,1 tỷ liều, lớn hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại.

“Chúng tôi đã vận chuyển 160 triệu liều đến 100 quốc gia”, ông Biden nói. “Cứ mỗi một mũi tiêm mà chúng tôi đã thực hiện ở Mỹ cho đến nay, chúng tôi cam kết thực hiện gấp 3 cho phần còn lại của thế giới.”

Nửa tỷ liều vắc-xin mới sẽ đến từ Pfizer và sẽ dành cho các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Nhà Trắng cho biết ông Biden cũng đang kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới cần phải tiêm chủng cho 70% dân số ở quốc gia mình cho đến tháng 9 năm 2022.

TT Biden cũng nhấn mạnh rằng sự các liều vắc-xin chỉ nên được quyên góp chứ không nền có ràng buộc chính trị nào, ám chỉ đến chính sách ngoại giao vắc-xin thường kèm theo điều kiện của Trung Quốc.  

Hoa Kỳ và các quốc gia giàu có khác đã bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ trích vì kế hoạch triển khai các mũi tiêm tăng cường cho những người cao tuổi và có nguy cơ cao, trong khi phần lớn thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu vắc-xin trầm trọng.

Chỉ 3,6% dân số Châu Phi đã được tiêm chủng, so với mức trung bình hơn 60% ở Tây Âu.

Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nói với các phóng viên rằng Washington đang “chứng minh rằng bạn có thể chăm sóc bản thân, đồng thời giúp đỡ người khác.”

Hôm thứ Ba, trong bài phát biểu đầu tiên trước Liên Hợp Quốc trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ, ông Biden nói với các đại biểu rằng Washington đã đầu tư hơn 15 tỷ USD cho các hoạt động ứng phó với COVID-19 trên toàn cầu.

Washington sẽ tìm cách tập hợp thế giới xung quanh ba mục tiêu, quan chức chính quyền cho biết.

Đó là: tăng nguồn cung cấp vắc-xin; giải quyết cuộc khủng hoảng ôxy; tăng khả nưng tiếp cận với xét nghiệm, thuốc men và đồ bảo hộ; và cải thiện khả năng sẵn sàng trong tương lai.

Hiện virus corona vẫn tiếp tục lây lan nhanh chóng trên toàn cầu do sự xuất hiện của các biến thể mới, kể cả ở các quốc gia đã tiêm vắc-xin cho lượng lớn dân số. Khoảng 4,7 triệu người trên toàn thế giới đã chết kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Lê Xuân (theo AFP)

Xem thêm: