Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm (17/9) đã nói rằng “văn hóa bác bỏ” của cánh tả, trong đó có lý thuyết chủng tộc quan trọng và “Dự án 1619” của New York Times, là “tuyên truyền độc hại” phải bị xóa bỏ khỏi các trường học và nơi làm việc. Sau đó, tổng thống đã ký sắc lệnh về thúc đẩy giáo dục yêu nước.

Embed from Getty Images

Các bậc phụ huynh Mỹ sẽ không chấp nhận tuyên truyền [tẩy não] trong các trường học của chúng ta, văn hóa bác bỏ tại nơi làm việc hoặc sự đàn áp đức tin, văn hóa và các giá trị truyền thống tại quảng trường công cộng. Không còn thế nữa”, Tổng thống Trump nói tại Văn khố Quốc gia (National Archives) ở Washington. “Lý thuyết Chủng tộc Quan trọng, Dự án 1619, và cuộc vận động chống lại lịch sử Mỹ là tuyên truyền độc hại – một thứ chất độc ý thức hệ mà nếu không bị loại bỏ, sẽ phá hủy những mối liên kết dân sự gắn bó chúng ta với nhau”.

Trong sự kiện nêu trên, ông Trump đã đề xuất “giáo dục yêu nước”, tán dương một giải thưởng mà Quỹ Quốc gia vì Nền Dân chủ trao cho các ngành nhân văn đưa ra “chương trình giảng dạy ủng hộ Mỹ, ca ngợi sự thật về lịch sử vĩ đại của đất nước chúng ta”. Ông cũng ký sắc lệnh thành lập một ủy ban nhằm “thúc đẩy giáo dục yêu nước”, được gọi là “Ủy ban 1776”.

Ông Trump nói rằng trong bối cảnh của bạo loạn và bất ổn bị kích hoạt bởi cái chết của George Floyd ở Minneapolis, “phong trào cấp tiến đang nỗ lực xóa bỏ di sản đáng trân quý này [sự thật về lịch sử vĩ đại của nước Mỹ]”. Ông gọi động thái đó là một dạng “bạo quyền”.

Không có ví dụ nào [về tuyên truyền tẩy não] rõ ràng hơn Dự án 1619 mất uy tín hoàn toàn của New York Times”, ông Trump nói, tiếp tục tấn công vào dự án gồm hàng loạt các bài bình luận của New York Times về lịch sử Mỹ đã bị nhiều nhà khoa học chính trị và lịch sử chỉ trích là không chính xác. “Dự án này viết lại lịch sử Mỹ để dạy cho trẻ em chúng ta rằng đất nước này được hình thành dựa trên nguyên tắc áp bức, không phải tự do”.

Dự án 1619 tìm cách tập trung nói về lịch sử Mỹ theo các tác động của chủ nghĩa nô lệ và các đóng góp của những cá nhân người da đen. Người khởi xướng dự án này đầu năm nay đã được nhận giải báo chí Pulitzer.

Ông Trump cũng nói rằng lý thuyết chủng tộc quan trọng – một bộ phận của lý thuyết quan trọng bị ảnh hưởng bởi Karl Marx, đã được trường phái triết học Frankfurt thúc đẩy – là “đang được cưỡng ép đưa vào trường học, đang được áp đặt vào đào tạo ở nơi làm việc, và đang được triển khai để chia rẽ những người bạn, những người hàng xóm và các gia đình”.

Một số người cánh hữu đã từng nói rằng lý thuyết quan trọng và lý thuyết chủng tộc quan trọng là những nỗ lực dài hạn nhằm phá vỡ chỉnh thể Mỹ để đưa về Mỹ chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản.

Đầu tháng này, Tổng thống Trump đã ký lệnh cấm đào tạo lý thuyết chủng tộc quan trọng tại các cơ quan liên bang. Tòa Bạch Ốc gọi việc giảng dạy lý thuyết này là “tuyên truyền chống Mỹ”.

Trong phát biểu hôm 17/9, ông Trump đã tiến thêm bước nữa, khẳng định bạo loạn cánh tả, bất ổn, và tâm lý chống cảnh sát nói chung trong những tháng gần đây “là hệ quả trực tiếp của hàng thập kỷ cánh tả thực hiện tuyên truyền [tẩy não] tại các trường học”.

Đồng thời, trong nhiều tuần gần đây, ông Trump đã tấn công mạnh mẽ vào “Dự án 1619” của New York Times – dự án với các bài viết tuyên bố Cách mạng Mỹ là cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chế độ nô lệ chứ không phải vì tự do cá nhân và các quyền căn bản tự nhiên.

Ngày 6/9, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter cho biết ông sẽ không cấp tiền liên bang cho các trường học giảng dạy “Dự án 1619”.

Ông Trump đăng lại một tweet có tên Ocitman tuyên bố: “California đã đưa dự án 1619 vào các trường học công. Sớm thôi các bạn sẽ không còn nhận ra nước Mỹ”, và tổng thống viết thêm lời bình: “Bộ Giáo dục đang tìm hiểu việc này. Nếu đúng vậy, họ sẽ không được cấp tiền”.

Bài phát biểu hôm 17/9 của ông Trump là một phần trong nỗ lực rộng hơn hơn của tổng thống Mỹ đương nhiệm nhằm định hình bản thân ông là ứng viên tổng thống theo đuổi “luật pháp và trật tự” trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng Mười Một.

Jack Phillips/ The Epoch Times

Xuân Thành biên dịch

Xem thêm: