Vào thời điểm toàn cầu lo ngại về vị trí rơi của mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5 của Trung Quốc, truyền thông Mỹ National Review có bài viết, kế hoạch không gian của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tiếp xảy ra sự cố, điều này nhắc nhở chúng ta cần xét kỹ lại thuyết virus corona mới bắt nguồn từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán. 

phongnghiencuuP4
Phòng thí nghiệm virus cấp 4 P4 duy nhất của Trung Quốc nằm tại Vũ Hán (Ảnh: Weibo)

Chính phủ ĐCSTQ nói rằng chương trình không gian của Trung Quốc và chương trình cứu virus của Trung Quốc là cẩn thận và an toàn như nhau. Nhưng ngày càng nhiều chứng cứ cho thấy Phòng Thí nghiệm Vũ Hán xác thực tồn tại rò rỉ virus. 

Giống như Michael Brendan Dougherty và những người khác đã nói, bạn nên dành ra thời gian 43 phút để đọc bài viết của Nicholas Wade, đi sâu vào tìm hiểu COVID-19 không chỉ có khả năng đến từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, mà rất có khả năng là thông qua nghiên cứu tăng cường chức năng để khiến nó dễ dàng lây nhiễm lên người, hơn nữa Chính phủ Mỹ rất có khả năng đã cung cấp nguồn tiền cho một số nghiên cứu này. 

Trước khi đi vào trong Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, hãy chú ý câu chuyện được đăng trên New York Times trong tuần qua: 

Tên lửa Trường Chinh 5 của Trung Quốc mất kiểm soát và lệch khỏi quỹ đạo, dự kiến sẽ rơi xuống trái đất vào thứ Bảy hoặc Chủ Nhật tuần trước, đây được gọi là “quay trở lại không kiểm soát”.

Nó nổ tung ở nơi vô hại như đại dương thì vẫn sẽ ảnh hưởng đến nơi cư trú của con người, vẫn chưa rõ vì sao kế hoạch không gian của Trung Quốc lại một lần nữa xảy ra sự cố. Cân nhắc đến thời gian phóng tên lửa của chương trình không gian của Trung Quốc, trong vài năm tới, có thể còn xảy ra nhiều sự việc tên lửa quay trở lại mất kiểm soát như thế này. 

Bài viết chỉ ra, chương trình không gian của Trung Quốc là chương trình duy nhất “đưa tên lửa to như thế này lên quỹ đạo đồng thời để nó rơi xuống nơi nào đó bất cứ lúc nào”.

Hôm 9/5 vừa qua, xác của tên lửa Trường Chinh 5 đã bốc cháy ở quần đảo Maldives trước khi rơi xuống Ấn Độ Dương, quản trị viên NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ) Bill Nelson cũng đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vì đã gây ra những rủi ro không đáng có, không kiểm soát được phần lõi bên trong khiến nó quay trở lại bầu khí quyển của Trái đất.

Trước đó, tình huống mảnh vỡ vũ trụ do Trung Quốc sản xuất rơi xuống các khu vực đông dân cư đã từng xảy ra. Một năm trước, khi thế giới đang chống chọi với đại dịch COVID-19, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phóng một tàu vũ trụ thử nghiệm, cuối cùng các mảnh đã rơi xuống Côte d’Ivoire (quốc gia nằm ở Tây Phi). Nếu phần lõi nặng 20 tấn đi qua bầu khí quyển của Trái đất từ ​​15 đến 20 phút trước khi quay trở lại, các mảnh vỡ của tên lửa có thể đã rơi xuống thành phố New York.

Bài báo dẫn lời các nhà vật lý thiên văn cho rằng việc quản lý chương trình không gian của Trung Quốc là kém và “vô trách nhiệm”. Điều này rất thú vị, bởi vì trong một năm rưỡi qua, đã có rất nhiều cuộc thảo luận về việc cẩu thả và thiếu trách nhiệm trong các chương trình khoa học do chính quyền ĐCSTQ quản lý. Vì sao lại như vậy, điều này gần như một như một phương thức hành vi của một chế độ độc tài vô trách nhiệm.

Nếu làm tổn thương hoặc sát hại người của quốc gia khác, ĐCSTQ sẽ  không có kiểu ‘mèo khóc chuột’. Họ chỉ muốn thứ mà họ muốn, họ sẽ không quan tâm đến ai sẽ trả giá. 

Bài viết của New York Times viết: “Mặc dù toàn thế giới đều đang quan tâm và lo lắng, nhưng từ lúc đó, quan chức hàng không vũ trụ của Trung Quốc không công khai xử lý vấn đề quay trở lại mất kiểm soát.”

Khi chính quyền ĐCSTQ đối mặt với vấn đề, họ mặc nhận là phủ nhận vấn đề không tồn tại. 

Số liệu thống kê của chính phủ Trung Quốc sẽ khiến bạn tin, COVID-19 lưu hành tại Trung Quốc đã kết thúc tại Trung Quốc vào tháng 3/2020. Số liệu thống kê chính thức của chính quyền cho thấy, dịch bệnh tại quốc gia có dân số đông nhất thế giới này (1,4 tỷ người) đứng vị trí thứ 96, vừa đúng hơn 90.000 người nhiễm, và chỉ 4.636 người tử vong. Theo số liệu chính thức của ĐCSTQ, từ tháng 4/2020 đến nay, toàn Trung Quốc có 4 người tử vong vì COVID-19, trong một năm qua chưa từng có hơn 1000 ca bệnh trong một ngày. Theo cách nói của ĐCSTQ, bất cứ loại biến chủng COVID-19 nào đều chưa từng tấn công Trung Quốc một cách nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đồng thời tại Ấn Độ, quốc gia gần Trung Quốc lại báo cáo mỗi này có có 414.188 ca nhiễm và 3.915 người tử vong, chỉ mới vào ngày 7/5 vừa qua.

Viện nghiên cứu đo lường và đánh giá sức khỏe thuộc Trung tâm Sức khỏe toàn cầu thuộc Đại học Washington công bố báo cáo ước tính mới về số người tử vong do COVID-19, cố gắng giải thích các ca bệnh đã bị lãng quên thời kỳ đầu và số liệu của chính quyền để lọt và không đáng tin cậy. Báo cáo này đưa ra kết luận: “Phân tích của chúng tôi ước tính đến ngày 3/5/2021, tổng số người tử vong vì COVID-19 là 6,93 triệu người, cao gấp hơn 2 lần so với báo cáo (3,24 triệu người tử vong).” Chỗ duy nhất họ nhắc đến Trung Quốc là phần chú thích.

Cùng với đó, tờ The Economist cũng đã chỉnh lý một biểu đồ chi tiết, cho thấy tỷ lệ phần trăm số người tử vong gia tăng mỗi tháng ở mỗi quốc gia (từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021). Nhưng trong đó không có dữ liệu của Trung Quốc. Bởi vì xuất bản phẩm này chỉ có thể sử dụng dữ liệu của các quốc gia và khu vực công bố số liệu và các nguyên nhân tử vong. 

Từ tài liệu tiết lộ cho thấy, ĐCSTQ đã hạ thấp số ca nhiễm và số người tử vong, và trong vài tuần trước khi dịch bệnh lan rộng, ĐCSTQ che giấu ít nhất ⅓ tình hình chân thực. Vì sao hiện tại ai cũng đều mơ hồ trước số liệu hoang đường khiến người ta khó tin của chính quyền Trung Quốc? 

Hơn nữa, nếu virus khởi nguồn từ Trung Quốc, cuối cùng tạo thành phá hoại mang tính thảm họa về mạng người, y tế cộng đồng, kinh tế và xã hội đối với tất cả các nước (nhất là Ấn Độ), lẽ nào không phải là điều mà Bắc Kinh lâu nay vẫn muốn sao? 

Một cách chắc chắn mà ai cũng biết đó là chúng ta đang đối mặt với một chính quyền không làm tròn bổn phận và vô trách nhiệm. Chính quyền này hầu như không quan tâm bảo vệ tính mạng của người dân của mình, cũng tuyệt đối không quan tâm đến bảo vệ mạng sống của công dân nước ngoài. Hơn nữa, dù là ngôn luận của họ đáng tin thế nào đi nữa, họ cũng đều sẽ phủ nhận và che giấu hành vi tàn ác và sai lầm của họ. Nhưng có một số người vẫn cho rằng rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm là thuyết âm mưu điên cuồng. Thái độ điên cuồng thực sự là tin vào việc ĐCSTQ phủ nhận những điều này. 

Không rõ có phải thuyết virus lây truyền tự nhiên đến từ việc phương Tây đã quên diện tích địa lý của Trung Quốc hay không.

“Họ phát hiện một loại giống virus trên dơi trong hang động Trung Quốc, hơn nữa chắc chắn là lan truyền từ đó.”

Tuy nhiên, Nicholas Wade đã viết như thế này: “Bắt đầu từ địa lý. Hai họ hàng gần nhất được biết đến của virus SARS2 là lấy từ dơi trong hang động ở Vân Nam Trung Quốc. Nếu virus SARS2 đầu tiên lây nhiễm cho những người cư trú ở gần hang động ở Vân Nam, vậy thì sẽ mạnh mẽ ủng hộ thuyết virus phát tán từ tự nhiên. Nhưng đại dịch bùng phát lại là ở Vũ Hán, cách đó 1.500 km.”

Khoảng cách đó tương đương từ Washington D.C đến thành phố Kansas thuộc tiểu bang Missouri. Thử nghĩ, tại thành phố New York bùng phát một ổ dịch, có người tranh biện nói rằng virus ngẫu nhiên nhảy lên người được phát hiện từ dơi trong hang động ở ngoại ô thành phố Memphis tiểu bang Tennessee, mặc dù đến nay vẫn chưa phát hiện được bất kỳ bằng chứng và trường hợp trung gian nào giữa nơi bùng phát dịch và những cái hang đó. Cũng vậy, chúng ta không tìm thấy những trường hợp trung gian giữa Vân Nam và Vũ Hán. 

Một chỗ phức tạp khác của lý luận trên là: Chúng ta chưa tìm được phiên bản SARS-CoV-2 sớm hơn, ôn hòa hơn và độc lực yếu hơn. Đây là một loại virus dơi bùng phát tại hiện trường ở dạng gần như lý tưởng để gây sát thương cho con người. Mấy ngày trước, một luận văn nghiên cứu mới chưa được chuyên gia cùng ngành đánh giá, đã đưa ra kết luận rằng: 

– Khi tiến hành so sánh ngang hàng động lực học tiến hóa của SARS-CoV-2 năm 2019/2020 và SARS-CoV năm 2003, chúng tôi đã kinh ngạc phát hiện rằng SARS-CoV-2 sau thời điểm 2003 tương tự như SARS-CoV.

– Kết quả quan sát của chúng tôi cho thấy, đến cuối năm 2019 khi lần đầu xét nghiệm được SARS-CoV-2, nó đã sớm thích ứng cho con người lan truyền, mức độ của nó tương tự như SARS-CoV lưu hành sau này. Tuy nhiên, chưa kiểm nghiệm được tiền thể tiến hóa hoặc chi tiến hóa của virus SARS-CoV-2-like thích ứng tương đối kém với con người. 

Những nhà nghiên cứu đã xem dấu hiệu di truyền của mẫu virus tại chợ Hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán nói rằng đây thậm chí không phải là tin tức lớn gì. 

– Nhóm gen ở mẫu virus ở chợ Hoa Nam và SARS-CoV-2 trên người hình thành cụm riêng lẻ. Chúng tôi đã tiến hành so sánh mẫu virus từ chợ và mẫu phân lập Wuhan- Hu-1 ở người, kết quả phát hiện trên 99,9% nhóm gen cùng một tính (giống nhau), ngay cả trên gen S cũng cho thấy chứng cứ tiến hóa của CoV mà người và động vật cùng bị trước đó. Trong dịch SARS-CoV bùng phát, chỉ trong thời gian ngắn virus phân lập được thu thập từ cùng một vật chủng đã quan sát được trên 99,9% nhóm gen hoặc gen nhận dạng S giống nhau (Ảnh 5) (15). 

– Virus phân lập từ người và chồn hương được thu thập một cách liên tục tại thời gian và địa điểm lây truyền từ loài này sang loài khác bùng phát năm 2003/2004, chỉ có chung nhận dạng S cao đến 99,79% (Ảnh 5) (37). Do đó, mẫu virus phân lập từ chợ hồi tháng Một không có quá nhiều khả năng bắt nguồn từ vật chủ trung gian, những virus phân lập này đều có 99,9 – 100% nhóm gen và nhận dạng S của mẫu SARS-CoV-2 vào tháng 12, đặc biệt là nếu tổ tiên chung ban đầu nhảy sang người từ tháng 10 năm 2019 (54,55). Nhóm gen của mẫu SARS-CoV-2 ngoài chợ rất có thể đến từ người bị nhiễm SARS-CoV-2, họ là người bán hàng trong chợ hoặc khách đến chợ. Nếu vật chủ trung gian có mặt ở chợ, không có bằng chứng nào còn lại trong các mẫu gen có sẵn. 

– Nếu ca bệnh bùng phát ở chợ hải sản không phải là do động vật gây ra, vậy thì có nghĩa là do con người gây ra, người này cũng đi lại đến các nơi ở Vũ Hán, từ đó lây nhiễm cho những người khác, do đó nguồn gốc virus không cách nào truy ngược lại từ chợ. Người này có lẽ chính là người trong phòng thí nghiệm hoạt động nghiên cứu virus corona trên dơi. 

Tiêu Nhiên, Vision Times

Xem thêm: