Chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ, ông Charles A. Richard, cảnh báo cuộc xung đột hiện tại ở Ukraine không phải là điều tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ cần chuẩn bị. Ông lưu ý rằng Bắc Kinh đang phát triển vũ khí hạt nhân nhanh hơn Hoa Kỳ.

shutterstock 2043437423
Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76) của Hải quân Hoa Kỳ ở Kanagawa, Nhật Bản ngày 16/5/2021. (Ảnh: viper-zero / Shutterstock)

Theo Lầu Năm Góc, hôm thứ Tư (2/11), tại hội nghị chuyên đề thường niên năm 2022 của “Liên minh Tàu ngầm Hải quân” và hội nghị cập nhật ngành, Thượng nghị sĩ Richard cho biết Hoa Kỳ phải chuẩn bị thật tốt.

Ông đã chỉ ra trong bài phát biểu của mình rằng: “Cuộc khủng hoảng Ukraine mà chúng ta đang gặp phải hiện nay chỉ là một trận đấu khởi động. Kỳ thực một cuộc khủng hoảng lớn hơn đang đến và sẽ không quá lâu trước khi chúng ta bị thử thách theo cách mà chúng ta chưa từng gặp phải trong một thời gian dài.”

“Chúng ta phải thực hiện một số thay đổi nhanh chóng, cơ bản trong cách chúng ta tiếp cận việc bảo vệ quốc gia này.” Ông Richard nói thêm: “Tôi sẽ trình bày với quý vị rằng những gì đang diễn ra trong cuộc chiến Nga-Ukraine đã minh họa một cách sinh động việc cưỡng bức hạt nhân thực sự là như thế nào, và cách quý vị chống hoặc không chống lại nó ra sao.”

Ngày nay, các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc đang vượt qua Hoa Kỳ, thậm chí là theo cách kịch tính, ông Richard nói. Ông tin rằng Hoa Kỳ phải tăng cường khả năng răn đe của mình: “Khi đánh giá mức độ răn đe của chúng ta đối với Trung Quốc, có thể so sánh với việc con tàu đang chìm dần. Nó đang chìm rất chậm, nhưng vẫn đang chìm.”

ông Richard tiếp tục. “Vì về cơ bản họ đang phát triển năng lực nhanh hơn chúng ta. Khi những diễn tiến đó tiếp tục, dù cho kế hoạch tác chiến, các chỉ huy hay những binh sĩ của chúng ta giỏi đến đâu, chúng ta sẽ không có đủ lực lượng. Đó là vấn đề trong tương lai rất gần.”

Phải cảnh giác rằng Trung Quốc đang phát triển vũ khí hạt nhân ở mức báo động

Theo quan điểm logic, một lĩnh vực mà Hoa Kỳ vẫn thống trị là hạm đội tàu ngầm của Hoa Kỳ. Ông Richard giải thích: “Khả năng dưới đáy biển vẫn là … có lẽ là lợi thế bất đối xứng thực sự duy nhất mà chúng ta vẫn có so với đối thủ của mình.”

Ông cho biết: “Nhưng trừ khi chúng ta có thể bắt kịp tốc độ để giải quyết vấn đề bảo trì của mình, trong khi vẫn cho phép tiến hành xây dựng mới … Nếu chúng ta không thể khắc phục điều đó … thì chúng ta không thể đặt mình vào vị trí tốt, để duy trì chiến lược răn đe và bảo vệ tổ quốc.”

Trước đó, tại Quỹ Di sản hồi tháng Tám, Đô đốc Mike Gilday, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ, phát biểu rằng rào cản lớn nhất đối với việc phát triển năng lực hải quân Mỹ là năng lực của ngành công nghiệp bị hạn chế.

Các căn cứ liên tục bị đóng cửa và ngân sách quốc phòng bị cắt giảm, khiến Hoa Kỳ buộc phải đóng cửa các xưởng đóng tàu từng do Chính phủ sở hữu, và chuyển giao trách nhiệm ngày càng lớn cho các nhà thầu tư nhân. Điều này khiến ngày càng ít cơ sở có đủ năng lực để đóng mới, hoặc duy trì các tàu chiến từng tham gia các cuộc xung đột trước.

Thượng nghị sĩ Richard tin rằng nếu quân đội Hoa Kỳ muốn giành lại lợi thế của mình trong các lĩnh vực khác, họ có thể cần phải xem lại quá khứ và học hỏi những điều mới.

“Chúng ta có thể nhìn lại sự phát triển nhanh chóng của quân đội Hoa Kỳ trong những năm 1950,” ông nói. “Chúng ta đã biết cách hành động nhanh chóng trong quá khứ, nhưng chúng ta đã đánh mất nghệ thuật này.”

Được biết, ông Richard đã cảnh báo về sự phát triển vũ khí hạt nhân của Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái. Ông nói rằng: “Chiến lược và khả năng hạt nhân của Trung Quốc đang phát triển ở mức đáng báo động.”

“Chúng ta đang chứng kiến một sự đột phá chiến lược của Trung Quốc. Sự phát triển bùng nổ và hiện đại hoá các lực lượng truyền thống và hạt nhân chỉ có thể được mô tả là ngoạn mục, nhưng nói thẳng là từ đó vẫn chưa đủ để mô tả hết”, ông Richard nói trong một phát biểu năm 2021.

Bình Minh (T/h)