Vài năm qua, ông Elon Musk, chủ tịch Công ty Tesla đã dành rất nhiều nỗ lực khai thác thị trường Trung Quốc, thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Việc qua lại tích cực giữa ông Musk với các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không phải là vô ích. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, ông đã xây dựng nhà máy sản xuất ô tô Tesla ở Thượng Hải, sản xuất xe điện Model 3 và 1/5 lợi nhuận của Tesla đến từ thị trường Trung Quốc. Giờ đây, ông Musk đã phải nếm trái đắng trước các cơ quan quản lý của ĐCSTQ. Ban quản lý nhà máy đã được 5 cơ quan quản lý khác nhau của chính quyền hẹn gặp nói chuyện, nhằm đưa ra lời giải thích về chất lượng của xe Tesla. Theo tuyên bố ngày 8/2 của Cục Quản lý và Giám sát Thị trường Nhà nước, xe Tesla tăng tốc quá nhanh và pin dễ bắt lửa.

Video được chuyển thể từ kênh YouTube Đông Phương.

shutterstock 1913735989
Ông Elon Musk (Ảnh: mccv / Shutterstock)

Sau đó, Tesla đã thông báo trên trang Weibo của họ rằng họ sẽ bù đắp lại những thiếu sót, tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và quy định của Trung Quốc, đồng thời tôn trọng quyền lợi của khách hàng.

Hành động của Bắc Kinh chống lại Tesla không rõ là để trừng phạt ông Musk, hay muốn thay đổi phương thức kinh doanh của họ ở Trung Quốc. Nhưng có một điều chắc chắn là bất kể nhà đầu tư nước ngoài có quan hệ tốt đẹp thế nào với các quan chức ĐCSTQ, cũng không thể đảm bảo họ luôn thuận buồm xuôi gió tại thị trường Trung Quốc.

Từ năm 2013, Công ty Tesla đã thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, và trong 2 – 3 năm gần đây đã có những bước đột phá đáng kể. Năm 2017, công ty đã đàm phán với Trung Quốc để xây dựng một nhà máy lớn ở Thượng Hải. Nói chung, các công ty nước ngoài phải liên doanh với doanh nghiệp trong nước mới có thể đặt chân vào Trung Quốc. Tuy nhiên, Tesla được phép sở hữu toàn bộ cổ phần, đây là một điều hiếm thấy. Năm 2018, Bắc Kinh thậm chí còn tuyên bố sẽ nới lỏng điều kiện liên doanh của các nhà máy ô tô nước ngoài vào năm 2022.

Kể từ đó, vận số của Tesla đã thay đổi tại Trung Quốc, giá đất thấp, việc xây dựng nhà máy hoàn thành vào năm 2019. Công ty còn được hưởng các ưu đãi thuế quan hào phóng, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương Thượng Hải, đã được khởi công xây dựng vào năm ngoái trong đợt dịch bệnh.  Nút thắt về việc Tesla sản xuất không theo kịp trong nhiều năm khó có thể được giải quyết ổn thỏa. Năm ngoái, doanh thu của Tesla tại Trung Quốc đạt 6,66 tỷ USD, gấp đôi năm trước.

Ông Musk ăn nên làm ra ở khu vực quan trường của Trung Quốc và khu vực tư nhân, đi đến đâu ông cũng được chào đón như một ngôi sao. Khi nhà máy ở Thượng Hải bắt đầu hoạt động vào năm ngoái, ông Musk đã biểu diễn ngẫu hứng trên sân khấu, khua chân múa tay liên hồi. Video này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội vì ông luôn nói mình yêu Trung Quốc như thế nào. Thủ tướng Lý Khắc Cường thậm chí còn nói đùa rằng ông nên trao thẻ xanh của Trung Quốc cho ông Musk.

Tuy nhiên vài tháng trước, tuần trăng mật của ông Musk ở Trung Quốc đã hết hạn. Tháng 11 năm ngoái, Tân Hoa Xã bắt đầu công kích Công ty Tesla. Nguyên nhân là do những chiếc xe của Tesla tại thị trường Trung Quốc cần được đưa về nhà máy kiểm tra, sửa chữa. Luật sư của nhà máy giải thích với cơ quan quản lý Hoa Kỳ rằng đây là lỗi của người lái xe, do con người gây ra. Lúc này Tesla đã chọc vào đúng tổ ong vò vẽ. Tân Hoa Xã đã đăng một bài viết cáo buộc Tesla đổ lỗi cho khách hàng Trung Quốc, tính kiêu ngạo đặc trưng của Tesla không thể dung thứ được. Vào tháng trước, một đoạn video của Tesla đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Trong video, các nhân viên của Tesla giải thích với khách hàng rằng sự cố sạc xe không thành là do dòng điện của nhà nước tăng đột biến.

Nhà máy điện đã phủ nhận rằng đó là lỗi của họ và yêu cầu Tesla tìm xem bộ phận nào trên chiếc xe điện của họ gặp sự cố. Vào đầu tháng Hai, công ty Tesla giải thích rằng đoạn video này đã bị ai đó chỉnh sửa, các nhân viên cũng giải thích cho khách hàng những lý do khác có thể dẫn đến lỗi sạc, nhưng Tesla vẫn gửi lời xin lỗi. Mặc dù vậy, đoạn video này đã gây náo động ở Trung Quốc. Các kênh truyền thông chính thức lên án thói kiêu ngạo, định kiến ​​và việc trốn tránh trách nhiệm. Thời báo Hoàn Cầu đã đưa ra một tuyên bố cáo buộc rằng mặc dù Tesla là công ty đầu tư tích cực nhất vào Trung Quốc trong số tất cả các công ty Mỹ, nhưng nhà máy sản xuất ô tô từ Thung lũng Silicon này vẫn chưa hiểu người tiêu dùng Trung Quốc. Thái độ của họ đối với vấn đề chất lượng như gây nổ, không thể kiểm soát, hỏng phanh và các sự cố về chất lượng khác rất phổ biến.

Các vấn đề về chất lượng xe điện của Tesla cũng tồn tại trong các thương hiệu khác, nhưng các nhà sản xuất ô tô khác chưa được phỏng vấn. Ở Trung Quốc Đại Lục, dấu hiệu được các cơ quan quản lý mời đến phỏng vấn đều không tốt. Theo báo cáo của Bloomberg, từ tháng Mười năm ngoái, Tesla đã bắt đầu thuê nhân viên quan hệ công chúng, chịu trách nhiệm duy trì và xử lý các mối quan hệ xã hội và chính phủ.

Thái độ của ông Musk ở Trung Quốc hoàn toàn khác với ở Mỹ. Năm 2018, ông Musk đăng một dòng tweet nói rằng ông đã huy động đủ vốn để thu hồi toàn bộ cổ phiếu Tesla trên thị trường. Khi bị Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Mỹ điều tra, ông Musk đã cao giọng đáp trả, mô tả Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Mỹ là một ủy ban được vỗ béo dựa vào mua khống và bán khống. Ông cũng dập máy cuộc gọi của Bộ trưởng Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Vận tải Hoa Kỳ. Lúc đó ông đang bị điều tra vì tai nạn do xe ô tô Tesla Model X gây ra.

Năm ngoái, nhà máy ở California bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động do dịch bệnh. Ông Musk cho rằng lệnh cấm này giống như phát xít, đồng thời đe dọa sẽ chuyển nhà máy ra khỏi California. Thậm chí sau đó công ty này vẫn hoạt động như bình thường bất chấp lệnh cấm. Lý do cho điều này là những người trong ngành phân tích rằng, bởi vì thị trường của ĐCSTQ rất lớn và đang phát triển nhanh chóng. Tôi nghĩ đây chỉ là một phần của lý do. Lý do trực tiếp hơn là bản thân các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ biết tự ước thúc bản thân, bất kỳ quyết định nào được đưa ra đều phải hợp lý. Hơn nữa các nhà máy vẫn có thể tranh luận theo lý, thậm chí đưa ra tòa, nhưng ở Trung Quốc thì không. Nơi đó giống như địa bàn của ông trùm thế giới ngầm, không giải quyết được thì hạ thủ, thanh trừng, chứ không thương lượng.

Trên thực tế, thách thức của Tesla ở Trung Quốc còn hơn nhiều, không chỉ là các cơ quan quản lý và cơ quan ngôn luận của công chúng. Năm ngoái, Tesla đã bán được 135.400 xe điện Model 3 tại Trung Quốc, đứng đầu về doanh số bán xe điện, nhưng việc cạnh tranh cũng rất khốc liệt. Vào tháng Một, doanh số của công ty xe hơi BYD đã vượt qua Tesla. Các công ty sản xuất ô tô như NIO, Geely Chiết Giang và Xpeng cũng dần thu hẹp khoảng cách. Theo những người trong ngành, mặc dù Bắc Kinh vẫn hoan nghênh Tesla nhưng mục tiêu “Made in China 2025” của Trung Quốc vẫn còn đó. Một khi sức cạnh tranh của ô tô trong nước tăng lên, những ngày tháng tốt đẹp của Tesla sẽ kết thúc.

Đông Phương, Vision Times

Xem thêm: