Thứ 2 (ngày 30/3), tỷ phú Daniel Kretinsky, ông chủ Tập đoàn Năng lượng Séc EPH, cho biết, ngày 12/3 ông đã xét nghiệm dương tính với virus corona (còn gọi là virus Trung Cộng), từ đó tới nay ông vẫn luôn tự cách ly tại nhà.

Daniel Kretinsky
Tỷ phú Daniel Kretinsky, ông chủ Tập đoàn Năng lượng Séc EPH. (Ảnh: Twitter của Daniel Kretinsky)

Kretinsky cũng là một ông trùm truyền thông châu Âu. Các cổ phần truyền thông được đầu tư bởi vị tỷ phú này bao gồm tờ báo Le Monde của Pháp và công ty giải trí Đức ProSiebenSat.1 Media SE, cũng như một số ấn phẩm tin tức của Séc.

Kretinsky nói với hai kênh truyền thông E15 và Blesk của mình rằng hiện ông đang làm việc từ xa, mỗi ngày 12 giờ đều gắn với điện thoại. Ông nói rằng ông không có triệu chứng như sốt hoặc ho, chỉ bị cảm nhẹ.

Ông cũng nói rằng công ty năng lượng của mình đã bị đại dịch toàn cầu tấn công, nhưng hiện nay ảnh hưởng của nó vẫn chưa được coi là chí mạng.

Kretinsky nói, do thiếu doanh thu quảng cáo, doanh nghiệp truyền thông của ông, đặc biệt là ngành in, đang phải đối mặt với tình huống phức tạp hơn, vì vậy ông sẽ tiếp tục đa dạng hóa kinh doanh của mình ngoài lĩnh vực năng lượng.

Trong thập kỷ qua, Kretinsky đã chuyển đổi EPH từ một công ty tiện ích nhỏ của Séc thành một trong những công ty quyền lực lớn nhất tại Trung Âu. Năm 2018, doanh thu của tập đoàn đạt 7 tỷ Euro và tài sản của công ty này tại Cộng hòa Séc, Slovakia, Đức, Ý, Anh, Hungary và Ba Lan trị giá 13,3 tỷ Euro (khoảng 14,7 tỷ USD).

Kretinsky tiết lộ vào thứ Hai (ngày 30/3) rằng tiếp theo ông có thể sẽ mua tài sản tại Hoa Kỳ.

Diệp Giản Minh, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Hoa Tín là doanh nhân được chào đón tại thị trường Séc

Điều đáng nói là công ty EPH của Kretinsky có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Cổ đông chính của công ty này là Tập đoàn Ngân hàng Séc J&T (viết tắt là “J&T”). Nhưng cổ đông lớn nắm giữ 30% cổ phần của J&T lại là ông Diệp Giản Minh (Ye Jianming), chủ tịch hội đồng quản trị Công ty năng lượng Hoa Tín Trung Quốc (CEFC), một công ty tư nhân bí ẩn.

diep gian minh rockefeller trung quoc
Diệp Giản Minh từng là ‘ông trùm’ dầu lửa Trung Quốc, được gọi là “Rockefeller Trung Quốc”

Năm 2014, Công ty năng lượng Hoa Tín CEFC đã đầu tư 641 triệu Euro vào J&T với tỷ lệ sở hữu 30% thông qua việc tăng vốn cố định và đăng ký quyền (bằng chứng của đầu tư bổ sung). Ngày 27/10 cùng năm, hai bên đã tổ chức lễ ký kết tại Hội trường Nhân dân Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Cộng hòa Séc, Milos Zeman cùng tham dự.

Embed from Getty Images

Trong hai năm 2016-2017, CEFC của Diệp Giản Minh đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các giao dịch khác nhau với Cộng hòa Séc.

Năm 2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Cộng hòa Séc. Trong đoàn tháp tùng chỉ có Diệp Giản Minh là doanh nhân. Thời báo New York từng đưa tin rằng đối với Diệp Giản Minh, động thái này tương đương với việc thừa nhận vai trò trung gian quan trọng, đầy quyền lực của ông tại Prague, thủ đô của Cộng hòa Séc. Diệp Giản Minh đã thu mua những tài sản mang tính biểu trưng của thành phố này, một nhà máy bia tại địa phương và một đội bóng được yêu thích.

Tương tự như vậy, sự hiện diện của Diệp Giản Minh tại đây cũng củng cố ảnh hưởng mới của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về phương diện chính trị và thương mại đối với chính quyền Cộng hòa Séc dưới thời Tổng thống Milos Zeman, đồng thời đánh dấu tham vọng lớn hơn của ĐCSTQ tại châu Âu.

Nhưng vào năm 2018, khi Diệp Giản Minh bất ngờ bị bắt tại Trung Quốc và các làn sóng chống cộng bên trong Cộng hòa Séc dấy lên, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Cộng hòa Séc đột nhiên nguội lạnh.

Tỷ phú giàu nhất Cộng hòa Séc ‘tô vẽ’ cho ĐCSTQ

Được biết, chuyến thăm của Tổng thống Séc tới Trung Quốc năm 2014 có liên quan đến việc thúc đẩy tích cực giữa Diệp Giản Minh và Petr Kellner, tỷ phú giàu nhất Cộng hòa Séc. Petr Kellner cũng là đối tác kinh doanh lâu dài của Kretinsky.

Khi mới 27 tuổi (năm 1991), Kellner đã thành lập quỹ đầu tư PPF (tiền thân của Tập đoàn PPF Group NV) và đầu tư vào tổ chức bảo hiểm lớn nhất của Séc vào giữa những năm 1990, biến một doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả thành một công ty tư nhân có thể tiếp tục kinh doanh và phát tài từ đây.

Năm 1989, sau khi Đảng Cộng sản Tiệp Khắc sụp đổ, Cộng hòa Séc đã tiến hành tư nhân hóa quy mô lớn các tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Cả hai ông trùm này cũng tích lũy được khối tài sản khổng lồ trong quá trình đó.

Truyền thông Séc đưa tin rằng Công ty Home Credit B.V của Tập đoàn PPF Group NV đã tiến hành kinh doanh tại Trung Quốc từ năm 2007. Vào thời điểm đó, các điều kiện tiếp cận thị trường do Bắc Kinh đưa ra là trừ khi quan hệ giữa hai nước được cải thiện. Do đó, PPF đã thuê những người vận động hành lang, đảo ngược lập trường chống cộng ở Cộng hòa Séc, đồng thời sắp xếp và tháp tùng Tổng thống Séc đương nhiệm đến thăm Trung Quốc vào năm 2014. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Séc đến thăm Trung Quốc trong 10 năm qua.

Điều thú vị là Kellner, người đàn ông giàu nhất, cũng tham gia vào lĩnh vực truyền thông. Năm ngoái, ông đã thu mua Doanh nghiệp truyền thông Trung Âu (CME) từ tay AT&T với giá 1,62 tỷ bảng. Công ty này bao gồm Nova, đài truyền hình thương mại được yêu thích nhất tại Cộng hòa Séc và các kênh truyền hình tại các nước láng giềng. Ngoài ra, công ty còn có tài sản viễn thông tại Hungary, Bulgaria, Slovakia, Serbia và Montenegro.

Gần đây Kellner được truyền thông Séc tiết lộ rằng ông đã tạo ra một mạng lưới người nổi tiếng cho ĐCSTQ tại Cộng hòa Séc và trực tiếp mua lại sức ảnh hưởng của họ. Vào tháng 4/2019, Home Credit, một công ty tín dụng cá nhân của PPF, đã tài trợ cho một cơ quan truyền thông quan hệ công chúng có tên “Quản lý danh tiếng C&B” đăng tải những bài viết ca ngợi ĐCSTQ tương tự như hình thức quảng cáo, thông qua nhóm các chuyên gia và kênh truyền thông thân Bắc Kinh tại Cộng hòa Séc.

Diệp Tử Vi (Theo Epoch Times)

Xem thêm: