Hôm thứ Tư (21/4), Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua “Dự luật Cạnh tranh Chiến lược” (Strategic Competition Act) với tỷ lệ phiếu 21:1. Nhằm thể hiện quan điểm về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vi phạm nhân quyền, dự luật tấn công trên nhiều phương diện, bao gồm không cho phái đoàn Chính phủ Mỹ tham gia Thế vận hội Mùa đông sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng Hai năm sau.

191119225808100699 600x400 1
Vào thứ Tư (21/4) Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua “Dự luật Cạnh tranh Chiến lược” với tỷ lệ phiếu 21:1. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitt Romney đề xuất một sửa đổi nhằm tẩy chay ngoại giao của Mỹ đối với Thế vận hội Bắc Kinh (Lin Leyu / Đại Kỷ Nguyên).

Theo Bloomberg News, “Dự luật Cạnh tranh Chiến lược” được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua hôm thứ Tư bao gồm một sửa đổi cấm Mỹ cử phái đoàn Chính phủ tới Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. Các vận động viên Mỹ vẫn sẽ được tham gia thi đấu.

Reuters đưa tin, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Romney (Mitt Romney) đã đề xuất một sửa đổi nhằm tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh. Ông Romney chia sẻ cảm thấy ghê sợ khi để một đất nước được phép đăng cai Thế vận hội trong khi  nước đó đang phạm tội diệt chủng.

Romney cho biết tại phiên điều trần của Thượng viện: “Việc sửa đổi này thúc giục (chính quyền Biden) thực hiện tẩy chay ngoại giao, để chúng tôi sẽ không cử bất kỳ nhà ngoại giao nào tham gia Thế vận hội ở đó (Bắc Kinh)”. Ông nói thêm về việc cho phép các vận động viên trẻ của Mỹ đi thi đấu nhằm thực hiện ước mơ của họ.

Ủy ban Quốc tế về Tự do Tôn giáo cũng thúc giục chính quyền Biden tẩy chay ngoại giao

Ngay trước khi Romney đề xuất sửa đổi, vào thứ Tư (21/4) Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (The U.S. Commission on International Religious Freedom) đã đưa ra một báo cáo, thúc giục chính quyền Biden không cử quan chức tham gia Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, do vấn đề tội ác diệt chủng của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Đầu năm nay, chính quyền Biden tuyên bố không có kế hoạch cấm các vận động viên Mỹ tham gia Thế vận hội Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà lập pháp và nhà hoạt động Mỹ kêu gọi tẩy chay ngoại giao trong hợp tác, tức là các vận động viên có thể tham gia các cuộc thi, nhưng không nên cử đại diện Chính phủ tham gia Thế vận hội Bắc Kinh. Một số người còn đưa ra lý do hoãn Thế vận hội Olympic Bắc Kinh vào tháng Hai năm sau hoặc dời địa điểm tổ chức sự kiện.  

Trong một báo cáo thường niên, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ khuyến khích Washington tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt về tài chính và thị thực có mục tiêu cụ thể nhắm vào các cơ quan và quan chức Chính phủ của ĐCSTQ vi phạm nhân quyền “có hệ thống, liên tục, nghiêm trọng”. Đồng thời khuyến nghị chính phủ Mỹ “công khai bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022, và tuyên bố việc quan chức Chính phủ Mỹ sẽ không tham gia Thế vận hội nếu Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục đàn áp tự do tôn giáo”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết tại một cuộc họp báo rằng, Bộ Ngoại giao Mỹ xem xét các kết luận đã đạt được của Ủy ban. Bộ Ngoại giao sẽ tham khảo báo cáo của Ủy ban khi quyết định về việc xác định mức độ tự do tôn giáo.

Nhà Trắng hoan nghênh dự luật lưỡng đảng nhằm tăng cường chuỗi cung ứng của Mỹ

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện chưa công bố phiên bản của dự luật được thông qua hôm thứ Tư, nhưng theo nội dung dự thảo được Quốc hội công bố vào ngày 15/4 thì dự luật dài 281 trang và có 5 chương, đề xuất các biện pháp để đối phó với nhiều hành động của Bắc Kinh như: hành vi kinh tế mang tính tước đoạt, các hoạt động gây ảnh hưởng xấu, toàn trị dưới hỗ trợ kỹ thuật số, và mở rộng quân sự, tham vọng chiếm Đài Loan, áp bức Hồng Kông và Tân Cương.

Trong đó có khoản phân bổ hàng năm trong các năm tài chính 2022-2027 với trị giá 15 triệu đô la Mỹ để giúp các công ty Mỹ rút khỏi thị trường Trung Quốc và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Cũng hôm thứ Tư, Nhà Trắng cho biết ủng hộ nỗ lực lập pháp nhằm chống lại sự cạnh tranh từ ĐCSTQ, cho biết Tổng thống Biden hoan nghênh một dự luật lưỡng đảng nhằm tăng cường chuỗi cung ứng của Mỹ.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Quốc hội để định hình rõ hơn luật này nhằm khôi phục vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ về khoa học và công nghệ, và đảm bảo cho chúng tôi phát triển và sản xuất các công nghệ trong tương lai”.

Trương Đình, Epoch Times

Xem thêm: