Ngày 26/3, Úc tuyên bố nước này sẽ bắt đầu sản xuất tên lửa dẫn đường trong nước vào năm 2025, sớm hơn hai năm so với dự kiến, trong một đợt cải tổ trên diện rộng các cơ chế phòng thủ để tập trung vào khả năng tấn công tầm xa.

Embed from Getty Images

Trước đó ngày 24/4, chính phủ thông báo, họ chấp thuận các khuyến nghị trong bản đánh giá chiến lược quốc phòng mới công bố. Bản đánh giá nêu rõ thực tế rằng Trung Quốc đã tiến hành xây dựng quân đội lớn nhất so với bất kỳ quốc gia nào kể từ khi kết thúc Thế chiến II mà không hề minh bạch, và cạnh tranh quyền lực lớn tiềm ẩn “nguy cơ xung đột” ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thời gian biểu sản cho việc xuất vũ khí dẫn đường trong nước, ban đầu được đặt ra vào năm 2027, sẽ được đẩy nhanh tiến độ lên hai năm bằng cách phân bổ 2,5 tỷ đô la Úc (1,6 tỷ đô la Mỹ) cho dự án, Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles tiết lộ trong các cuộc phỏng vấn với báo giới.

Điều đó cho thấy số tiền chi tiêu cho quốc phòng tăng hơn gấp đôi, vốn đang được chuyển hướng từ các dự án quốc phòng bị hủy bỏ.

Ông Marles cũng nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hôm 26/4: “Điều đó thực sự thay đổi hoàn toàn khung thời gian về mặt năng lực sản xuất.”

Ông cho biết thêm 1,6 tỷ đô la Úc sẽ được chi để mua các hệ thống tấn công tầm xa từ nước ngoài trong vòng hai năm.

Chính phủ đã đàm phán với các nhà sản xuất tên lửa Raytheon và Lockheed về việc thiết lập sản xuất tại Úc, ông Marles lưu ý thêm. Ngoài ra, các cuộc thảo luận cũng đang được tổ chức với Kongsberg, nhà sản xuất tên lửa tấn công hải quân của Na Uy mà Úc đã đồng ý mua.

Ông Pat Conroy, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng còn nói, bản đánh giá đã khuyến nghị mua tên lửa tấn công chung của Kongsberg, điều này sẽ “cho phép chúng tôi xem xét việc sản xuất dòng tên lửa Strike Missile ở Úc”.

Theo bản đánh giá, Úc sẽ hợp tác chặt chẽ hơn với đồng minh an ninh là Hoa Kỳ, đồng thời thúc đẩy ngoại giao trong khu vực để ngăn chặn xung đột và tăng cường quan hệ quốc phòng với Ấn Độ, Nhật Bản, các quốc gia Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương.

Nhật Minh (Theo Reuters)