Giới chức Úc cho biết họ đã đang thắt chặt các quy định về can thiệp nước ngoài tại các trường đại học để chấm dứt tình trạng tự kiểm duyệt ở các học khu và ngăn chặn chuyển giao bí mật công nghệ nhạy cảm. Động thái này được Canberra đưa ra trước thời điểm hàng trăm nghìn sinh viên quốc tế sẽ quay trở lại Úc sau khi quốc gia Nam Thái Bình Dương nới lỏng kiểm soát biên giới.

Embed from Getty Images

Theo Reuters, Bộ trưởng Nội vụ Úc Karen Andrews hôm thứ Tư (17/11) nói rằng các hướng dẫn về vấn đề can thiệp nước ngoài do cơ quan này ban hành sẽ giúp bảo vệ các trường đại học và sinh viên khỏi dính líu tới “những nhân tố và các cơ quan tình báo thù địch nước ngoài; những đối tượng này đã đang được biết đến nhắm mục tiêu vào các nghiên cứu nhạy cảm, các cuộc thảo luận về cấm đoán tự do ngôn luận, và bắt nạt sinh viên nước ngoài”.

Trong các hướng dẫn về can thiệp nước ngoài, Bộ Nội vụ bày tỏ lo ngại lợi ích thương mại của Úc có thể bị tổn thất do chuyển giao công nghệ không mong muốn, và do các nhà nghiên cứu không công bố về các mối quan hệ liên kết với các quân đội hoặc chính phủ của các quốc gia không có chỉ số minh bạch và dân chủ cao.

Các trường đại học Úc sẽ tự quyết định nhân sự nào của họ sẽ phải bị kiểm tra về các mối liên kết với các chính phủ và các công ty nước ngoài.

Giáo dục quốc tế là ngành mang lại ngoại tệ lớn thứ tư cho Úc. Trong đó, Trung Quốc là nguồn sinh viên trả phí lớn nhất.

Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) hồi tháng Sáu nói rằng số lượng lớn sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học Úc đã đang tạo ra môi trường tự kiểm duyệt học thuật, các bài giảng tránh chủ đề chỉ trích chế độ Bắc Kinh và sinh viên Trung Quốc thường giữ im lặng vì sợ bị quấy rối.

Những hướng dẫn mới của Bộ Nội vụ Úc không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng các ví dụ nổi bật về các trường hợp can thiệp nước ngoài trong đó rõ ràng là các sự vụ liên quan đến Trung Quốc và hành vi quấy rối những người biểu tình ủng hộ Hồng Kông tại các học khu ở Úc từ năm 2019, cũng như áp lực từ một lãnh sự quán nước ngoài yêu cầu một trường đại học phải rút lại một bài luận văn về chủ đề COVID-19 bởi vì bài luận đó làm bối rối chính phủ nước ngoài này.

Úc lần đầu thông qua luật can thiệp nước ngoài vào năm 2018. Họ định nghĩa thuật ngữ can thiệp nước ngoài là hành vi gây hại của một chính phủ nước ngoài tại một quốc gia khác, các hành vi đó gồm bắt nạt, giấu giếm hoặc đưa hối lộ, và khác với hoạt động vận động hành lang thông thường.

Quan hệ Úc-Trung ngày càng cẳng thẳng kể từ sau khi Canberra thông qua luật can thiệp nước ngoài và đã trở nên cực kỳ tồi tệ vào năm ngoái khi Úc kêu gọi điều tra độc lập nguồn gốc virus corona mới gây ra đại dịch COVID-19. Trung Quốc đã trả đũa bằng thực hiện các chế tài thương mại nhắm vào hàng loạt các hàng hóa nhập khẩu từ Úc, từ lúa mạch cho đến than và rượu vang.

Ngoài Úc, Ủy ban châu Âu mới đây cũng đã loan báo rằng họ đang soạn thảo các quy định về vấn đề can thiệp nước ngoài để bảo vệ các trường đại học ở 27 quốc gia thanh viên của Liên minh châu Âu.

Xuân Thành (Theo Reuters)

Xem thêm: