Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cảnh báo, tác động kép của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng chính trị hậu đảo chính của Myanmar có thể dẫn đến việc gần một nửa dân số nước này, tức khoảng 25 triệu người, sẽ rơi vào cảnh đói nghèo năm 2022.

Embed from Getty Images

Trong một báo cáo công bố hôm thứ Sáu (30/4), UNDP cho biết tác động của cuộc khủng hoảng có thể đẩy thêm hàng triệu người khác vào tình cảnh đói nghèo. 

“COVID-19 và cuộc khủng hoảng chính trị đang diễn ra cùng với nhau đang gây những cú sốc, đẩy những người dễ bị tổn thương nhất lún sâu vào đói nghèo,” Trợ lý Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Giám đốc UNDP khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Kanni Wignaraja, nói với Reuters.

“Thành quả phát triển đạt được trong một thập kỷ chuyển đổi dân chủ, tuy còn dang dở, đã bị phá huỷ chỉ trong vào tháng,” bà nói thêm rằng sự phát triển của Myanmar có thể bị đẩy lùi xuống đến thời điểm năm 2005, khi đất nước còn nằm dưới sự cai trị của quân đội và một nửa dân số chìm trong người nghèo.

Nghiên cứu cho thấy vào cuối năm ngoái, trung bình 83% hộ gia đình báo cáo thu nhập của họ đã bị cắt giảm gần một nửa vì đại dịch. 

Số người sống dưới mức nghèo khổ ước tính đã tăng khoảng 11% vì những tác động kinh tế – xã hội của đại dịch.

Trong khi đó, báo cáo cho biết tình hình an ninh, cũng như mối đe dọa quyền con người và phát triển tại Myanmar đang xấu đi kể từ cuộc đảo chính ngày 1/2, có thể khiến tỷ lệ người nghèo tăng thêm 12% vào đầu năm tới. 

Myanmar đã lâm vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi, bắt giam bà và các chính trị gia dân sự, sau đó đàn áp không bằng vũ lực sát thương những người biểu tình chống đảo chính.

Lực lượng an ninh đã giết hại hơn 750 dân thường trong các cuộc biểu tình, theo nhóm hoạt động xã hội AAPP cho biết. 

Báo cáo nói rằng phụ nữ và trẻ em phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng.

“Một nửa số trẻ em ở Myanmar có thể phải sống trong tình cảnh đói nghèo trong vòng một năm,” bà Wignaraja cho biết.

Báo cáo cũng dự đoán tình trạng nghèo đói ở thành thị có thể sẽ tăng gấp ba, trong khi tình hình an ninh đang làm gián đoạn các chuỗi cung ứng và cản trở giao thông, dịch vụ và hàng hoá, gồm cả hàng hoá nông nghiệp.

Báo cáo cho biết, áp lực lên đồng tiền của Myanmar, đồng Kyat, cũng làm tăng giá nhập khẩu và năng lượng, trong khi hệ thống ngân hàng vẫn bị tê liệt.

“Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã tuyên bố, quy mô cuộc khủng hoảng đòi hỏi một phản ứng quốc tế khẩn cấp và thống nhất,” bà Wignaraja nói.

Lê Xuân (theo Reuters)

Xem thêm: