Giáo sư Jeffrey Sachs, người đứng đầu nhóm công tác điều tra nguồn gốc COVID-19 của tạp chí khoa học The Lancet đã giải tán Ủy ban này vì mối quan hệ của nó với nhà nghiên cứu gây tranh cãi Peter Daszak và Liên minh Sức khỏe Sinh thái (EcoHealth Alliance) của ông ta. Sự việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi tài liệu nặng ký tiết lộ đề án xin tài trợ của ông Daszak, nhằm giúp Viện Virus học Vũ Hán chỉnh sửa gen của virus corona trên dơi để nó trở lên nguy hiểm hơn, được tiết lộ.

Screen Shot 2021 09 27 at 2.50.24 PM copy
(Nguồn: Chụp màn hình bài báo trên Daily Mail)

Ủy ban điều tra nguồn gốc COVID-19 thuộc Tạp chí The Lancet loại bỏ triệt để liên hệ với ông Peter Daszak

Theo Daily Mail đưa tin, ngày 25/9, giáo sư Jeffrey Sachs của Đại học Columbia nói với tờ Wall Street Journal rằng ông lo ngại về mối liên hệ với ông Daszak, và trước khi ông Daszak né tránh chức vụ này này vào tháng Sáu, ông ấy vẫn lãnh đạo của nhóm công tác đặc biệt này. 

Trước đó, Daily Mail từng đưa tin vào ngày 22/6, đơn từ chức khỏi ban điều tra nguồn gốc COVID-19 của ông Peter Daszak đã được tiết lộ trên trang web của The Lancet. Trang web đã ghi chú trong ngoặc đơn, dưới ảnh và phía trên tiểu sử của ông Daszak thêm câu: “Tránh công việc của Ủy ban về nguồn gốc của đại dịch”.

Ông Daszak trú ở New York, công việc của ông là dốc sức vào khởi xướng cái gọi là nghiên cứu “tăng chức năng” virus corona, để khiến cho virus corona có tính gây chết người hơn nữa, ông cho rằng đây là cơ hội tốt nhất để kiểm tra và phòng ngừa đại dịch lưu hành toàn cầu. 

Trong tuần rồi, các tài liệu gây sốc được phơi bày cho thấy vào năm 2018, ông Daszak đã đề xuất giúp Viện virus học Vũ Hán biến đổi virus corona dơi bằng cách chèn các đặc điểm di truyền tương tự như SARS-CoV-2 để khiến nó có khả năng gây chết người cao hơn. Tên khoa học của virus gây bệnh COVID-19 là SARS-CoV-2.

Hiện vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục về việc, liệu virus corona gây ra COVID-19 liên quan đến dơi này đầu tiên là từ động vật hoang dã hay trong môi trường phòng thí nghiệm truyền sang người.

Tuy nhiên, kể từ những ngày đầu của đại dịch, ông Daszak đã cố gắng miêu tả giả thuyết nguồn gốc virus từ phòng thí nghiệm là “thuyết âm mưu”, bao gồm cả việc lên kế hoạch cho một bức thư ký tên chung trên The Lancet, thiết lập chiếc áo choàng của sự đồng thuận khoa học cho khả năng duy nhất của virus là có nguồn gốc từ tự nhiên.

Nếu virus xuất phát từ phòng thí nghiệm qua việc tiến hành thí nghiệm “tăng chức năng” mà ông Daszak khởi xướng, thì đây sẽ là một đòn giáng nặng nề vào nghiên cứu của ông ấy. Mặt khác, nguồn gốc tự nhiên sẽ biện minh cho việc cả đời ông tìm kiếm cách ngăn chặn đại dịch tiếp theo là một công việc đúng đắn.

Vài thành viên trong nhóm công tác đặc biệt đã bị giải tán của The Lancet, trong quá khứ đã từng hợp tác các dự án với ông Daszak hoặc Liên minh Sức khỏe Sinh thái của ông.

Tiến sĩ Jeffrey Sachs nói với The Lancet rằng: “Tôi chỉ là không muốn có một nhóm công tác liên quan một cách rõ ràng vào một trong những vấn đề chính của toàn bộ quá trình truy tìm nguồn gốc virus, tức (liên quan đến) Liên minh Sức khỏe Sinh thái.”

Tiến sĩ Jeffrey Sachs nói rằng một Ủy ban Lancet COVID-19 mới (Lancet COVID-19 Commission) sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề nguồn gốc và sẽ xuất bản một báo cáo vào giữa năm 2022, nhưng sẽ mở rộng phạm vi bao gồm ý kiến của các chuyên gia khác về an toàn sinh học, bao gồm cả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đầy rủi ro.

“Dự án hóa giải” gây sốc

Quyết định này của The Lancet được đưa ra sau khi tài liệu nặng ký được công bố vài ngày. Tài liệu nặng ký này cho thấy ông Daszak đã xin tài trợ từ Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ vào năm 2018, để tìm kiếm 14,2 triệu đô la Mỹ tiền tài trợ cho nghiên cứu về tăng chức năng của virus corona trên dơi trong phòng thí nghiệm Vũ Hán.

Đề án này được gọi là “Dự án hóa giải” (Project DEFUSE), đã được tiết lộ cho các nhà nghiên cứu độc lập từ “Nhóm điều tra tìm kiếm tự chủ cấp tiến phân tán COVID-19” (DRASTIC).

Trong báo cáo này, ông Daszak đã yêu cầu cung cấp tiền cho một dự án được thiết kế tỉ mỉ, để tăng cường di truyền cho virus corona, đồng thời cấy vào dơi ở Vân Nam, với mong muốn có thể ngăn chặn virus nhảy từ dơi sang người.

Đơn xin tài trợ này đã bị DARPA từ chối, nhưng đề án này đã tiết lộ một đường lối nghiên cứu gây sốc. Có thể tưởng tượng, nghiên cứu này do thành viên Trung Quốc thuộc đội ngũ của ông Daszak tiến hành một cách độc lập. Trong đó bao gồm “người đàn bà dơi” Thạch Chính Lệ. 

Một điều tra triệt để do Tạp chí The Atlantic tiến hành khiến người ta không cách nào nghi ngờ về tính chân thực của tài liệu nói trên. Một người phát ngôn của Cục Điều tra Địa chất Mỹ (US Geological Survey), cơ quan phụ trách giám sát đôn đốc một phần đề án nói với Tạp chí Atlantic: “Đây là một đề án không nhận được kinh phí tài trợ”.  

Dấu vết biến đổi gen ở virus COVID-19?

Khía cạnh gây sốc nhất của kế hoạch nghiên cứu được tiết lộ trong tài liệu là kế hoạch tìm kiếm một loại “điểm cắt furin” mới trong cơ sở dữ liệu gen virus, giúp virus tấn công vật chủ.

Theo đề xuất, một khi các phiên bản “nguy cơ cao” của các vị trí cắt furin này được xác định, chúng sẽ được biến đổi gen để ghép vào các virus corona dơi tương tự như SARS.

Tiết lộ này gây sốc, bởi vì virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19, có vị trí cắt furin như vậy, làm tăng sức mạnh và khả năng gây chết người của nó, nhưng các đặc trưng tương tự lại chưa từng được quan sát thấy trong số các virus corona giống SARS khác trong tự nhiên.

Những người ủng hộ thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm lâu nay luôn chỉ ra rằng sự thực này (điểm cắt furin) là chứng cứ cho thấy virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, thậm chí là công trình di truyền.

Còn phòng thí nghiệm thì nói rằng có thể có một loại virus corona giống SARS trong tự nhiên với vị trí phân cắt furin như thế, nhưng nó vẫn chưa được phát hiện.

Đề án năm 2018 của ông Daszak yêu cầu thử nghiệm các chủng virus biến đổi gen khác nhau trên “chuột được nhân tính hóa” để tìm hiểu loại virus nào gây chết người nhiều nhất. Như chúng ta đã biết, Phòng Thí nghiệm Vũ Hán đang sử dụng loại chuột có phổi nhân tính hóa để tiến hành nghiên cứu.

Khi đã xác định được các chủng virus nguy hiểm nhất, ông Daszak kiến nghị cố gắng cấy virus này vào dơi ở tỉnh Vân Nam, nơi cách Vũ Hán cả ngàn cây số.

Ông Daszak cho rằng công việc của mình sẽ giúp giảm khả năng lây lan tự nhiên của virus corona loại SARS sang người, từ đó sẽ ngăn chặn đại dịch virus corona toàn cầu, chẳng hạn như đại dịch đang diễn ra.

Trong đề án của ông cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là hóa giải khả năng lây lan của virus corona liên quan đến SARS khỏi nguy cơ cao khiến cho con người và động vật cùng nhiễm từ các loài dơi mới châu Á.”

Ông Daszak là trưởng nhóm điều tra của đề án này, đề án này còn liệt kê tên của bà Thạch Chính Lệ thuộc Viện Virus học Vũ Hán và ông Ralph Baric thuộc phân hiệu Chapel Hill của Đại học Bắc Carolina. Ông Ralph Baric là nhà virus học của Mỹ, ông nổi tiếng nhờ nghiên cứu tăng chức năng virus trong phòng thí nghiệm. 

Khi từ chối đề án này, nhân viên quản lý của DARPA chỉ ra, kế hoạch này “không nhắc đến hoặc đánh giá rủi ro nghiên cứu tăng chức năng (GoF)”.

Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) chỉ ra: “Đề án này gần như không đề cập hoặc thảo luận về các vấn đề luân lý, pháp luật và xã hội.”

Mặc dù tài trợ của Mỹ không được chấp thuận, nhưng đề án này lần đầu tiên tiết lộ rằng các nhà nghiên cứu tăng chức năng hàng đầu thế giới, bao gồm cả ở Vũ Hán, đang nghiên cứu các điểm cắt furin, và đặt ra câu hỏi liệu Trung Quốc có tài trợ cho nghiên cứu tương tự hay không.

Bắc Kinh vẫn luôn kiên quyết cho rằng virus này là từ dơi lây truyền sang người, và phủ nhận khả năng rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán.

Đến nay, đại dịch COVID-19 trên toàn cầu đã khiến cho ít nhất khoảng 4,55 triệu người tử vong. Tại Mỹ, từ tháng Ba năm ngoái đến nay, virus này đã khiến khoảng 688.000 người tử vong. Tại Việt Nam, tính từ đợt lây nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4/2021 đến nay đã có hơn 750.000 ca nhiễm và hơn 18.500 ca tử vong.

Trí Đạt (t/h), Vision Times

Xem thêm: