Giữa nhiều nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất, ngày 11/3, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế Thomas Bach tuyên bố sẽ tiêm miễn phí vắc-xin Trung Quốc cho đoàn tham gia Thế vận hội (Olympic) và Thế vận hội cho người khuyết tật (Paralympic). Tuy nhiên, phía Nhật Bản từ chối sử dụng. 

shutterstock 1337783453
Biểu tượng Olympic Bắc Kinh 2022 đặt tại Sân vận động Tổ chim Bắc Kinh. (Ảnh: Mirko Kuzmanovic / Shutterstock).

Tổng hợp thông tin từ truyền thông quốc tế, ngày 11/3, tại cuộc họp toàn thể lần thứ 137 của Ủy ban Olympic Quốc tế, Chủ tịch Ủy ban là ông Thomas Bach đã tuyên bố Trung Quốc chủ động đề xuất cung cấp vắc-xin COVID-19 do nước này sản xuất cho các vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic Tokyo, Thế vận hội Paralympic dành cho người khuyết tật, Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh và Paralympic mùa đông. Chi phí sẽ do Ủy ban Olympic Quốc tế chi trả. Tuy nhiên, Ủy ban này không công bố chi tiết về số lượng vắc-xin sẽ mua.

Có khoảng 11.000 vận động viên tham gia Thế vận hội, cộng thêm các nhân viên phụ trợ khác, ví dụ như huấn luyện viên, truyền thông, tình nguyện viên và quan chức, thì số người tham gia có thể lên đến vài chục ngàn người. Ông Thomas Bach nói rằng Ủy ban Olympic Trung Quốc cho biết cần bao nhiêu vắc-xin thì sẽ cung cấp đủ bấy nhiêu.

Thông tin này vừa đưa ra đã gây sốc cho ban tổ chức Olympic Nhật Bản. Ông Toshiro Muto, Giám đốc điều hành của Ban tổ chức Olympic Tokyo cho biết: “Phía Nhật Bản liệu có được thông báo trước hay không? Không. Hoàn toàn không!”

Bà Tamayo Marukawa, Bộ trưởng của Nhật Bản về Thế vận hội Olympic, cho biết các vận động viên Nhật sẽ không dùng các loại vắc-xin này vì chúng chưa được cho phép sử dụng tại Nhật Bản.

Phía Trung Quốc cho biết, đã viện trợ không hoàn lại vắc-xin cho 69 quốc gia đang phát triển có nhu cầu cần gấp, đồng thời xuất khẩu sang 43 quốc gia. Tuy nhiên Chủ tịch Liên minh Châu Âu Charles Michel lại phê bình Trung Quốc thổi phồng quá lố, lấy vắc-xin COVID-19 làm thủ đoạn ngoại giao và tuyên truyền. Đồng thời ông còn nhắc nhở tỷ lệ tiêm vắc-xin Trung Quốc còn thấp hơn 2 lần so với các nước Liên minh Châu Âu.

Hiệu quả và an toàn của vắc-xin do Trung Quốc sản xuất vẫn còn nhiều tranh cãi

Thực tế, từ khi vắc-xin do Trung Quốc sản xuất được ra mắt đến nay, tính an toàn và tính hiệu quả đã vấp phải sự nghi ngờ của các bên. Một trong những nguyên nhân đến nay vắc-xin Trung Quốc vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp, chính là do thiếu số liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 hoàn chỉnh.

Gần đây, Hồng Kông liên tiếp có các trường hợp tử vong do tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc. Đến ngày 12/3, Hồng Kông đã có 4 người tử vong sau khi tiêm chủng vắc-xin của Sinovac Trung Quốc, ngoài ra còn có 3 người ở trong tình trạng nguy kịch sau khi tiêm vắc-xin, được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Theo thông tin, trường hợp tử vong đầu tiên tại Hồng Kông là vào ngày 28/2, nhưng sau khi sự việc xảy ra, Chính phủ Hồng Kông đã không chủ động thông báo, đến khi Apple Daily nhận được yêu cầu trợ giúp từ bạn bè của người tử vong, đó 2 ngày sau thì sự kiện này mới được phơi bày.

Không chỉ vậy, tra lại các tài liệu thì thấy đến ngày 28/2, toàn cầu có 56 người đã tử vong sau khi tiêm vắc-xin của Sinovac. Có thông tin chỉ ra, cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã ra lệnh yêu cầu tất cả truyền thông không được báo cáo bất cứ thông tin nào bất lợi về vắc-xin Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc Đại Lục cũng liên tiếp có thông tin về trường hợp người dân xuất hiện hiện tượng dị ứng do tiêm chủng vắc-xin.

Ví dụ, vào tháng Hai, một người dân ở Nam Cung, tỉnh Hà Bắc tiết lộ với Epoch Times rằng sau khi tiêm vắc-xin, anh đã bị dị ứng nghiêm trọng, không chỉ nổi mẩn đỏ trên mặt mà còn rất ngứa, cánh tay còn có cảm giác rất đau, còn bạn học của anh thì xuất hiện triệu chứng đau đầu sau khi tiêm vắc-xin. Vào đầu tháng Ba, một cư dân mạng ở Bắc Kinh đã tiết lộ trên Weibo rằng chồng của cô đã bị dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin nội địa. Không chỉ bị sốt cao mà còn bị bị phát ban đỏ khắp người, nghi ngờ là do tác dụng phụ của vắc-xin.

Ngoài ra, các cuộc điều tra liên tục cho thấy người dân Đại Lục nhìn chung nghi đều ngờ vắc-xin sản xuất trong nước, do đó tỷ lệ người dân không muốn tiêm vắc-xin nội địa rất cao. Ví dụ, một cuộc khảo sát do Tạp chí Vắc-xin và Miễn dịch chính thức của Trung Quốc công bố vào ngày 2/3 cho thấy, các nhân viên công chức nước này rất không nguyện ý tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Một ví dụ khác là vào ngày 18/2 năm nay, Tạp chí Vắc-xin và Miễn dịch Trung Quốc thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh nước này đã công bố một cuộc khảo sát về mức độ sẵn sàng tiêm chủng của giới trí thức và nhân viên y tế ở tỉnh Chiết Giang. Kết quả cho thấy nhóm người này nói chung có mức độ sẵn sàng tiêm thấp.

Đầu tháng 11 năm ngoái, Thượng Hải đã đưa ra thông báo tiêm phòng khẩn cấp, kết quả cho thấy nhân viên y tế không muốn tiêm chủng. Trong số đó, hơn 90% nhân viên y tế tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc quận Dương Phố từ chối tiêm phòng.

Theo báo cáo của Bloomberg ngày 5/2, sau khi xem xét tình hình tiêm chủng vắc-xin Trung Quốc sản xuất nội địa cho thấy, tính đến cùng ngày ra báo cáo, Trung Quốc mới chỉ tiêm được hơn 31,2 triệu liều vắc-xin, thấp hơn so với gần 35 triệu liều ở Mỹ. Nếu tính theo dân số 1,4 tỷ người của Trung Quốc, cứ mỗi 100 người sẽ chỉ có 2 liều được tiêm. Điều này cũng cho thấy rằng người dân ở Trung Quốc Đại Lục nói chung có sự lo lắng lớn về tính an toàn và khả năng bảo vệ của vắc-xin nội địa.

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm: