Người dân Uzbekistan hôm Chủ Nhật (30/4) đã đang bỏ phiếu về các sửa đổi hiến pháp, trong đó có các hứa hẹn bảo vệ quyền công dân nhiều hơn và kéo dài nhiệm kỳ tổng thống, đặt lại nhiệm kỳ của Tổng thống Shavkat Mirziyoyev về không để ông có thể cầm quyền thêm 2 nhiệm kỳ nữa, theo Reutersđưa tin.

Uzbek President Shavkat Mirziyoyev
Tổng thống Uzebekistan Shavkat Mirziyoyev phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Thượng Hải vào ngày 15/9/2022 tại Samarkand, Uzbekistan. (Ảnh: Contributor/Getty Images)

Tổng thống Shavkat Mirziyoyev, 65 tuổi, được ca tụng ở cả trong nước Uzbekistan và nước ngoài là nhà cải cách tự do vì ông từ bỏ các chính sách cô lập và nhà nước cảnh sát của lãnh đạo tiền nhiệm.

Hiến pháp sửa đổi đang được trưng cầu dân ý vẫn giữ nguyên giới hạn hai nhiệm kỳ tổng thống liên tiếp, nhưng kéo dài thời gian mỗi nhiệm kỳ từ 5 năm lên 7 năm. Các quan chức Uzbekistan nói rằng nếu hiến pháp sửa đổi được phê duyệt, tính đếm nhiệm kỳ của ông Mirziyoyev sẽ đặt lại về không.

Về mặt lý thuyết, hiến pháp sửa đổi sẽ cho phép ông Mirziyoyev duy trì chức tổng thống của đất nước Uzbekistan 35 triệu dân đến năm 2040.

Các sửa đổi khác bao gồm điều khoản tuyên bố Uzbekistan là “nhà nước xã hội” với bổn phận phúc lợi gia tăng và cho phép tư hữu đất phi nông nghiệp.

Hiến pháp sửa đổi cũng xóa án tử hình, thiết lập bảo vệ cá nhân nhiều hơn, chẳng hạn như bảo vệ quyền của người dân khi họ bị cảnh sát bắt giữ, đưa ra khái niệm về lệnh đưa người bị giam giữ ra xét xử để xem việc bắt giữ có đúng hay không hoặc bảo vệ chống lại bỏ tù vô luật và mập mờ.

Reuters dẫn lời một cử tri xưng tên Nazira, 62 tuổi nói: “Cuộc sống của chúng tôi đã đang được cải thiện và tôi hy vọng dưới thời tổng thống này, sự cải thiện đó sẽ tiếp tục. Tôi không bận tâm và đồng ý nhiệm kỳ tổng thống được kéo dài. Tôi cảm ơn vị tổng thống này vì những gì ông đang làm cho chúng tôi”.

Một cử tri khác xưng tên Abdurashid Kadirov, 65 tuổi, nói với Reuters: “Những gì tôi đang thấy là những thay đổi mới mẻ sẽ tăng cường quyền của chúng tôi và cởi mở nhà nước”.

Một số nhà bình luận người Uzbekistan đã đang kêu gọi các sử đổi hiến pháp cần tăng thêm các quy tắc dân chủ và diễn đạt mạnh mẽ hơn, nhưng nhìn chung gần như không ai phản đối kéo dài quyền lực tổng thống.

Cuộc trưng cầu dân ý này sẽ được tuyên bố là có hiệu lức nếu hơn một nửa của 19,7 triệu cử tri Uzbekistan tham gia bỏ phiếu. Kết quả sơ bộ dự kiến sẽ được thông báo vào thứ Hai (1/5).

Hải Đăng