Cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine hiện tại, bạn không thể đọc được mạch đập của lịch sử, càng không thể nói đến việc dự đoán cuối cùng ai sẽ là người chiến thắng lớn. Tuy nhiên, điều mà chúng ta có thể dự đoán đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chắc chắn là một kẻ thất bại lớn. Ngay cả bản thân ĐCSTQ cũng cảm thấy mọi việc không suôn sẻ, từ việc đứng về phía với Putin cho đến việc kêu gọi “tất cả các bên bình tĩnh và giải quyết nó một cách hòa bình”. Thậm chí, trong bài phát biểu gay gắt trên truyền hình vào ngày 21/2, ông Putin nói rằng “loại bỏ cộng sản hóa” là danh nghĩa xuất quân của ông. Nhận xét này có lẽ khiến Bắc Kinh rùng mình dữ dội?

shutterstock 634594754
Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: plavevski / Shutterstock)

Quân đội Nga tiến vào Ukraine làm sâu thêm khủng hoảng

Hiện ông Putin đã công nhận hai nước cộng hòa ở miền đông Ukraine: Donetsk và Luhansk, xé bỏ “Thỏa thuận Minsk”, và cử quân đội Nga với danh nghĩa “gìn giữ hòa bình”. Thậm chí ông còn đe dọa rằng nếu Kiev không chấm dứt bạo lực, thì sẽ phải chịu trách nhiệm về “sự kiện đổ máu có thể ập đến bất cứ lúc nào”, câu này nói một cách không may mắn. Nghe nó giống như lời tuyên chiến.

Tất nhiên, băng dày ba thước không phải cái lạnh một ngày. Hãy bắt đầu với một lịch sử ngắn gọn. Donetsk và Luhansk, được gọi chung là Donbas, nằm ở khu vực phía đông của sông Dnieper, tức Đông Ukraine. Vào năm 2014, hai bang này đã tách khỏi sự kiểm soát của Chính phủ Ukraine và tuyên bố là “nước cộng hòa nhân dân” độc lập. Kể từ đó, Ukraine cho biết khoảng 15.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh. Nga phủ nhận là một bên trong cuộc xung đột, nhưng ủng hộ phe ly khai theo một số cách, bao gồm thông qua hỗ trợ quân sự bí mật, viện trợ tài chính, cung cấp vắc-xin và cấp ít nhất 800.000 hộ chiếu Nga cho người dân. Dù vậy, Moscow luôn phủ nhận có kế hoạch xâm lược Ukraine.

Thỏa thuận Minsk là một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết giữa Chính phủ Ukraine và hai nước cộng hòa ở Đông Ukraine, vào ngày 5/9/2014 sau khi Chiến tranh Donbas bùng nổ. Địa điểm ký kết là tại thành phố Minsk, thủ đô của Belarus. Sau khi hiệp định được ký kết, Chính phủ Ukraine đã đồng ý trao quyền tự trị cho hai quốc gia đông nam này, nhưng họ vẫn nằm trong lãnh thổ Ukraine. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ở khu vực đông nam đã nhiều lần nói rằng họ sẽ không từ bỏ cuộc chiến giành độc lập.

Vào ngày 15/2, Quốc hội Nga đã thông qua dự luật công nhận hai nước cộng hòa nhân dân với 351 phiếu ủng hộ và 16 phiếu chống, và ông Putin cũng ký dự luật, điều này đã xé bỏ “Thỏa thuận Minsk”, bằng như đây là lần đầu tiên Nga nói rằng không thừa Donbass là một phần của Ukraine. Điều này mở đường cho việc Moscow công khai đưa quân đến các khu vực ly khai.

Ông Alexander Borodai, nghị sĩ Nga và cựu lãnh đạo Donetsk hồi tháng trước cho biết, phe ly khai sau đó sẽ tìm đến Nga để giúp họ chiếm giữ các khu vực Donetsk và Luhansk vẫn do lực lượng Ukraine kiểm soát một phần. Nếu tình huống này xảy ra, nó có thể dẫn đến một cuộc xung đột quân sự công khai giữa Nga và Ukraine.

Putin: Bạn sẽ biết ngay lập tức ý nghĩa thực sự của việc loại bỏ cộng sản hóa

Putin đã có một bài phát biểu sôi sục trên truyền hình vào ngày 21/2. Ông vẫn lặp lại quan điểm của mình về lịch sử của Nga và Ukraine, chỉ ra rằng Ukraine chỉ là một nhà nước nhân tạo do Lenin, người sáng lập Liên bang Xô viết tạo ra.

Ông Putin nói: “Ukraine hiện đại hoàn toàn là bởi nước Nga cộng sản tạo ra”. “Quá trình này bắt đầu gần như ngay lập tức sau cuộc cách mạng năm 1917. Lenin và các cộng sự của ông đã làm điều này theo cách rất tàn nhẫn đối với chính nước Nga: Thông qua phân ly, xa lánh một phần lãnh thổ lịch sử của chính nước Nga.”

“Sau đó, Stalin sáp nhập một số lãnh thổ mà trước đây thuộc về Ba Lan, Romania và Hungary vào Ukraine”, “Năm 1954, Khrushchev vì một lý do nào đó, đã lấy Crimea từ Nga và trao nó cho Ukraine”, “Đây là cách lãnh thổ Ukraine hiện đại hình thành.”

“Donbass bị chèn vào Ukraine một cách gượng gạo cũng là do chỉ thị của Lenin”. Ông Putin lên án tình hình hiện nay ở Ukraine là do sai lầm của nhiều thế hệ lãnh đạo của Liên Xô gây ra.

Ông còn nói, Nga và người dân của Nga đã thừa nhận những quốc gia này sau khi Liên Xô tan rã, cung cấp viện trợ cho quốc gia độc lập, bao gồm cả Ukraine.

Liên quan đến việc Ukraine trong những năm gần đây đã dỡ và phá hủy tượng kỷ niệm Lenin, ông Putin cho biết, “Bạn muốn loại bỏ cộng sản hóa ư? Điều này cũng rất phù hợp với chúng tôi, nhưng bạn không thể bỏ dở giữa chừng, chúng tôi đã chuẩn bị cho bạn thấy ý nghĩa thực sự của ‘loại bỏ cộng sản hóa’ đối với Ukraine.”

Bắc Kinh nhận ra rằng cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine có thể dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ

Phát biểu của ông Putin được truyền thông phương Tây giải thích là lời nói sáo rỗng “tức giận, lan man“, nhưng Bắc Kinh nghe và hiểu ý thực sự đằng sau.

Do đó, Bắc Kinh đã kêu gọi tất cả các bên trong vấn đề Ukraine “giữ bình tĩnh, giảm leo thang căng thẳng, thông qua đối thoại và đàm phán để giải quyết những bất đồng”.

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cũng nói với Ngoại trưởng Mỹ Blinken trong một cuộc điện đàm vào ngày 22/2 rằng “các mối quan tâm an ninh chính đáng của tất cả các nước phải được tôn trọng”. Ý của ông Vương Nghị là an ninh hợp pháp của cả Ukraine và Nga đều cần được xem xét. ĐCSTQ hy vọng rằng việc duy trì hiện trạng mới là có lợi nhất đối với bản thân, và ĐCSTQ cũng đã cảm nhận được xu hướng khủng hoảng Nga – Ukraine là vô cùng nguy hiểm đối với ĐCSTQ.

Tờ The Guardian của Anh cho biết, trong những tuần gần đây, phản ứng của ĐCSTQ đối với cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine đã được các nước phương Tây theo dõi sát sao và diễn giải. Bởi vì vào ngày 4/2, ông Tập Cận Bình và ông Putin đã cam kết rằng trong quan hệ song phương của họ, “các lĩnh vực hợp tác là không có ‘vùng cấm’”.

Nhưng những hành động của Moscow ở Ukraine rõ ràng đang khiến Bắc Kinh phải đau đầu. Bảy thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ cùng ‘ẩn thân’ trong 9 ngày, theo nguồn tin tiết lộ với truyền thông Mỹ, 7 vị thường ủy thậm chí không quan tâm đến Thế vận hội Mùa đông. Họ đã cãi nhau trong các cuộc họp bí mật, bởi vì một mặt giống như Nga, mối quan hệ của Bắc Kinh với Mỹ và các đồng minh của Mỹ đang xấu đi, nên khiến cho một số thành viên Bộ Chính trị cảm thấy ủ rũ. Một phương diện khác, họ cũng không nhìn thấy được bao nhiêu lợi ích ngoại giao khi hoàn toàn ủng hộ ông Putin, và nếu Nga xâm lược thì sẽ bị quốc tế trừng phạt, và Bắc Kinh cũng sẽ bị trừng phạt.

Sau khi cân nhắc lợi và hại, một quyết định tập thể đã được đưa ra nhằm ủng hộ sự ổn định và hòa bình của tình hình ở Nga và Ukraine. Cho nên sau khi cuộc họp bí mật kết thúc vào ngày 15/2, người đầu tiên ông Tập Cận Bình liên hệ là ông Putin, chứ không phải là Tổng thống Pháp Macron. Đồng thời còn cho biết, sẽ kêu gọi sử dụng các phương pháp đối thoại theo “mô hình Normandy” để đạt được một “giải pháp toàn diện cho vấn đề Ukraine”. Mô hình đối thoại Normandy, là một kênh ngoại giao được thành lập vào năm 2014 để chấm dứt giao tranh ở Ukraine, các thành viên bao gồm Đức, Nga, Ukraine và Pháp.

Sau đó, vào ngày 19/2, ông Vương Nghị nói với Hội nghị An ninh Munich qua truyền hình rằng “chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào cần được tôn trọng và đảm bảo, và Ukraine cũng không ngoại lệ”. “Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ tiến trình nhất thể châu Âu, ủng hộ Liên minh Châu Âu đoàn kết và thịnh vượng, ủng hộ quyền tự chủ chiến lược của Châu Âu.”

Thế giới chứng kiến Trung Quốc quay sang ủng hộ Ukraine, vào thời điểm quan trọng ĐCSTQ đã bỏ rơi Nga. Không biết ông Putin nghĩ gì? Có lẽ ông Putin đã dự liệu được bước đi này. Nếu không, trong bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 21/2, làm sao ông ấy có thể nói về “loại bỏ cộng sản hóa” vào thời điểm này?

Putin hoàn toàn đùa cợt Bắc Kinh

Ông Putin tuyên bố công nhận hai nước cộng hòa ở miền đông Ukraine và cử “quân gìn giữ hòa bình”. Ngày 22/2, thế giới phương Tây rất sôi động, tiếng nói kêu gọi bình tĩnh, trừng phạt và đàm phán của các bên đều rất lớn, và đã có không ít cuộc chiến tranh miệng xảy ra giữa giữa Nga và phương Tây.

Đức chính thức công bố ngừng hoạt động của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2. Vương quốc Anh cũng công bố đợt trừng phạt đầu tiên đối với 5 ngân hàng Nga và 3 nhà tài phiệt Nga. Bất cứ tài sản nào họ nắm giữ ở Vương quốc Anh đều sẽ bị đóng băng, những cá nhân liên quan sẽ bị cấm đến Vương quốc Anh. Đồng thời cấm tất cả các cá nhân và tổ chức ở Vương quốc Anh kinh doanh với họ.

ĐCSTQ đã hoàn toàn bị ông Putin đánh lừa. Trong Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình háo hức tìm cơ hội chụp ảnh với các nguyên thủ nước ngoài, và ông Putin đã lựa ý hùa theo. Báo đáp mà ông Putin nhận được là gì? Đó là sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với việc Nga phản đối NATO mở rộng về phía đông, và Bắc Kinh còn tặng thêm đơn đặt hàng lớn trị giá hàng trăm tỷ đô la.

Tuy nhiên, ông Putin đã làm bẽ mặt ĐCSTQ một cách tinh vi: chẳng hạn, chuyến thăm của ông đến Bắc Kinh rất ngắn, và ông đã không tham dự bữa tiệc cấp nhà nước sang trọng do ông Tập Cận Bình chiêu đãi nguyên thủ quốc gia. Ngay cả cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ cũng nói, quốc yến đã thiếu một nhân vật chính.

Hơn nữa, ông Putin đã đưa ra một tuyên bố gây sửng sốt với ông Tập rằng quan hệ Nga – Ấn sẽ luôn được ưu tiên hơn quan hệ Nga – Trung. Trong thông cáo báo chí do Tân Hoa xã đưa ra, “Tuyên bố chung Trung – Nga” nêu rõ “hai bên sẽ tiếp tục triển khai hợp tác trong khuôn khổ cơ chế Trung – Nga – Ấn”.

Tuy nhiên, tuyên bố chung được đưa ra tại Điện Kremlin nêu rõ: “Hai bên sẽ phát triển hợp tác theo mô hình ‘Nga – Ấn – Trung”. So với phiên bản “Trung – Nga – Ấn” của Trung Quốc, Nga đặt Ấn Độ lên trước Trung Quốc.

Bây giờ, nếu Nga chiếm Ukraine, đó sẽ là thảm họa chiến lược lớn thứ 3 của Mỹ trong một thập kỷ. Quan trọng nhất, Mỹ sẽ không còn được coi là siêu cường có thể chi phối các vấn đề toàn cầu. Và đó chính xác là điều mà ông Tập Cận Bình muốn, điều này sẽ mở đường cho sự thống nhất Đài Loan bằng bạo lực của ĐCSTQ. Nhưng tình huống có thực sự đúng như thế này không?

ĐCSTQ giờ đây thấy việc bị ràng buộc với Putin là quá nguy hiểm. Các biện pháp trừng phạt thực sự từ phương Tây đã khiến những kẻ tham ô lớn ở cao tầng của ĐCSTQ phải run sợ. Số tiền tích lũy cho con cái thế hệ tương lai của họ sắp bị Putin đập hỏng. Cuối tháng 2, ĐCSTQ sẽ triệu tập cuộc họp gồm 25 thành viên Bộ Chính trị, sẽ liên quan đến nhiều nhóm lợi ích hơn nữa, và họ không được cãi nhau đến mức rối tung lên?

Biden sẽ càng cứng rắn và mạnh mẽ trong vấn đề Đài Loan

Về Ukraine, Mỹ không có sự ủng hộ nhất trí trong EU, vì vậy không có nhiều lựa chọn.

Nhưng Đài Loan thì khác. Đài Loan đang ở vị thế vượt trội hơn nhiều so với Ukraine. Theo Chỉ số Quyền lực Châu Á, Mỹ là cường quốc có ảnh hưởng nhất ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nếu ĐCSTQ cố gắng xâm lược Đài Loan, thì một số nước lớn trong khu vực có cùng chí hướng như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Việt Nam và Indonesia sẽ ủng hộ phản ứng nghiêm túc của Mỹ.

Ngoài ra, bản thân ông Biden cũng không chuẩn bị để ĐCSTQ đạt được ý đồ. Nếu Nga xâm lược Ukraine, đó sẽ là một vết nhơ lớn trong hồ sơ của ông với tư cách là tổng thống Mỹ, đồng thời việc ĐCSTQ xâm lược Đài Loan sẽ là điều mà ông Biden không muốn nhìn thấy xảy ra nhất.

Trong bất kỳ trường hợp nào như vậy, Mỹ sẽ đáp trả bằng các biện pháp chưa từng có. Điều này sẽ chấm dứt kỷ nguyên “mơ hồ chiến lược” của Mỹ đối với Đài Loan, và chính quyền Biden thậm chí có thể chính thức xóa bỏ chính sách “một Trung Quốc“.

Chiến lược gia quân sự Mỹ Edward Luttwak nói: “Để giúp Ukraine, chúng tôi cần bộ binh, chống tăng, v.v. Mọi nhu cầu của hải quân sẽ được Hạm đội Đại Tây Dương cung cấp đầy đủ. … Ngược lại, Mỹ cần tàu sân bay, tàu ngầm và máy bay ném bom để ứng phó tại biển Đài Loan, điều này hoàn toàn khác với Ukraine.”

Ông Luttwak bổ sung thêm: “Ngay cả khi cuộc xâm lược Ukraine xảy ra, năng lực phản ứng của quân đội Mỹ đối với Đài Loan sẽ không bị suy giảm đáng kể.”

Do địa hình địa lý của Đài Loan, đối với cuộc xâm nhập của ĐCSTQ mà nói thì đã là một lựa chọn không khả thi. Nhưng nếu Mỹ gây chiến với ĐCSTQ sau khi Nga xâm lược Ukraine, quân đội ĐCSTQ sẽ phải đối mặt với quân đội Mỹ đang rất phẫn nộ. Vì vậy, vô hình trung, ông Putin đã khiến ĐCSTQ không dám tấn công Đài Loan.

Thành Dung
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)