Năm 2017, Hội đồng Bảo an LHQ (Liên Hợp Quốc) đã thông qua một nghị quyết trừng phạt đối với Triều Tiên với giới hạn cung cấp hàng năm là 500.000 thùng dầu mỏ tinh chế. Nhưng Trung Quốc và Nga nhất quyết sử dụng đơn vị tính lượng dầu mỏ tinh chế là “tấn”, khiến phương án quy đổi cũng như xác định cách tính “thùng” và “tấn” trong LHQ đã bị trì hoãn 3 năm mà vẫn chưa có kết quả, đến ngày 17/11 vừa qua LHQ một lần nữa gặp trở ngại.

Kim Jong-un
Ông Kim Jong-un trong buổi lễ đặt vòng hoa tại Ngọn lửa Bất diệt của Đài tưởng niệm Vinh quang Hạm đội Thái Bình Dương vào ngày 26/4/2019 (Ảnh: Alexander Khitrov/Shutterstock)

Hồi năm 2017, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết chế tài Triều Tiên đặt ra giới hạn nhập khẩu dầu mỏ tinh chế hàng năm là 500.000 thùng, mục đích hạn chế Triều Tiên nhập khẩu sản phẩm này buộc họ phải dừng các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Nhưng Trung Quốc và Nga liên tục đệ trình báo cáo lên Ủy ban trừng phạt của LHQ cho biết đơn vị mà họ sử dụng là “tấn” mà không phải “thùng”, động thái được cho là đã gây nhiều vấn đề trong việc chuyển đổi và thông qua các nghị quyết, gây ra nhiều vấn đề nan giải.

Năm nay cũng không ngoại lệ. Nước Đức hiện trong tư cách là chủ tịch của Ủy ban Chế tài đã bày tỏ không hài lòng về điều này. Sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an được Berlin yêu cầu, Đại sứ Heusgen (Christoph Heusgen) của Đức tại LHQ đã phàn nàn rằng đến nay Nga và Trung Quốc vẫn chưa sử dụng “thùng” làm đơn vị tính toán khi viết và gửi báo cáo cho Ủy ban Chế tài của LHQ. Thực tế cơ chế tìm kiếm thỏa hiệp đã nỗ lực trong 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả, khiến hiện nay LHQ cũng không thể xác định liệu Triều Tiên có nhập khẩu vượt quá 500.000 thùng dầu mỏ tinh chế hay không.

Không nghi ngờ gì, phàn nàn của Hausgen chắc chắn ảnh hưởng đối với ban phụ trách vấn đề Triều Tiên của LHQ cũng như Ủy ban Chế tài. Đây không phải là một vấn đề khó giải quyết, nhưng rõ ràng là cả phái đoàn Trung Quốc và Nga đều đang tận dụng vấn đề này về mặt chính trị. Cho đến nay, phái đoàn Trung Quốc và Nga chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.

Vệ tinh Mỹ đã chụp hình được hơn 30 vụ buôn lậu dầu giữa Trung Quốc và Triều Tiên

Nghị quyết số 2375 của Hội đồng Bảo an LHQ về các lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên được ký vào tháng 9/2017 có nêu rõ vấn đề nghiêm cấm “giao hàng trực tiếp từ tàu qua tàu”. Thế nhưng vệ tinh do thám của Mỹ đã chụp được hơn 30 hình ảnh tàu Triều Tiên buôn lậu dầu lấy trực tiếp từ tàu Trung Quốc trên vùng Hải phận quốc tế phía tây Hàn Quốc.

Theo truyền thông Hàn Quốc, ngày 25/12/2017, giới chức Hàn Quốc và các nguồn tin quân sự Mỹ tiết lộ, kể từ tháng 10 đến gần đây vệ tinh do thám của Mỹ đã liên tiếp chụp được hoạt động buôn lậu dầu và các hàng hóa khác trên biển liên liên quan đến tàu Trung Quốc và Triều Tiên có trọng tải hàng nghìn tấn tại vùng Hải phận quốc tế phía tây Hàn Quốc. Mỹ đã thông qua vệ tinh do thám truy ra được tên của các tàu là của Triều Tiên và Trung Quốc.

Vài năm trước, ngày 21/11/2017, Bộ Tài chính Mỹ cũng đã công bố hình ảnh chụp được vào ngày 19/10 cùng năm liên quan giữa tàu của Triều Tiên kết nối trực tiếp với tàu của Trung Quốc.

Sau đó ngày 22/12/2017, Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí thông qua một nghị quyết do Mỹ ký về các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, yêu cầu vấn đề nhập khẩu dầu mỏ tinh chế của Triều Tiên hàng năm từ giới hạn 4,5 triệu thùng chỉ còn được 500.000 thùng.

Để né tránh hệ thống giám sát quốc tế, Triều Tiên không chỉ nhập lậu các sản phẩm dầu mỏ mà còn thông qua các công ty Trung Quốc mua các mặt hàng cần thiết cho việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa, hoạt động cũng nhiều lần bị phanh phui.

Theo Hãng thông tấn Yonhap, “Báo cáo phân tích giao dịch ngoại hối của Triều Tiên” do Trung tâm Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ (C4ADS) và Viện Sejong của Hàn Quốc đồng công bố đã tiết lộ về hoạt động của công ty thiết bị quân sự được cho là do Cơ quan Trinh sát Triều Tiên điều hành, đã thông qua công ty túi da Hồng Kông để mua từ các công ty Trung Quốc các phụ kiện khác cần thiết cho việc phát triển tên lửa như máy thu, ăng ten GPS…

Vào tháng 6/2017, C4ADS cũng cho biết trong báo cáo rằng công ty Trung Quốc “Dandong Dongyuan Industrial” đang xuất khẩu cho Triều Tiên các thiết bị điều hướng radar và lựu đạn phóng tên lửa (RPG-7) có thể chuyển đổi thành phụ kiện tên lửa đạn đạo.

Vương Quân

Xem thêm: