Một cuộc khảo sát trên một tờ báo sinh viên của Đại học Harvard cho thấy, chỉ có 6,4% sinh viên mới tốt nghiệp có khuynh hướng bảo thủ sau khi vào ngôi trường tư thục danh giá thuộc nhóm Ivy League này.

dai hoc harvard shutterstock 2519352
Đại học Harvard (Ảnh: Zhong Chen / Shutterstock)

Cuộc khảo sát được thực hiện bởi The Crimson và được gửi qua email cho tất cả 1.269 sinh viên mới tốt nghiệp, với tỷ lệ phản hồi là gần 40%. Cuộc khảo sát cho thấy chỉ 4% trong nhóm tốt nghiệp năm 2022 có xu hướng bảo thủ và 2,4% có xu hướng “rất bảo thủ”, tổng là 6,4% trong khi trước khi theo học Harvard có 7,1% được coi là bảo thủ.

Khoảng 40% sinh viên sau khi vào học Đại học Harvard được coi là phe tiến bộ (phe cánh tả), so với 44,7% trước khi học đại học; 27,9% sinh viên mới tốt nghiệp tự cho mình là “rất tiến bộ”, tăng so với mức 20,9% (trước khi vào đại học họ biểu thị bản thân “rất tiến bộ“).

Cuộc khảo sát cũng cho thấy chỉ 1,4% sinh viên mới tốt nghiệp không quan tâm đến chính trị; 93% có cái nhìn tiêu cực về ông Trump và 51,8% có cái nhìn thiện cảm về ông Biden.

Cuộc khảo sát này cũng hỗ trợ khảo sát về một loạt các vấn đề xã hội và chính trị khác, chẳng hạn như việc bãi bỏ Cơ quan Thực thi Hải quan và Nhập cư Hoa Kỳ (ICE) và việc ông Elon Musk muốn mua lại Twitter. Trong đó, 54,1% sinh viên tốt nghiệp được khảo sát ủng hộ “hủy bỏ hoặc bãi bỏ ICE”, chỉ 15,3% ủng hộ việc mua lại Twitter của ông Musk, và 68,5% có thiện cảm với ông Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia.

Các trường đại học ở Mỹ rất thiên tả, và học sinh nhận được sự giáo dục cánh tả từ cấp tiểu học đến đại học. Cuốn sách “Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta” lấy nước Mỹ làm ví dụ, để phân tích về sự thâm nhập của tư tưởng cộng sản vào hệ thống giáo dục của một xã hội tự do.

Cuốn sách viết: “Hệ tư tưởng cánh tả trong các trường đại học Mỹ đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, và các học giả có khuynh hướng tư tưởng khác (với tư tưởng cánh tả) hoặc không thể vào trường đại học để giảng dạy, hoặc không được phép bày tỏ quan điểm truyền thống của mình. Nhiều sinh viên trải qua 4 năm học tập củng cố, và sau khi tốt nghiệp đại học có xu hướng theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ, chấp nhận chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa tiến hóa và chủ nghĩa duy vật mà không suy nghĩ, theo đuổi chủ nghĩa hưởng lạc, thiếu kiến thức thông thường và cảm giác trách nhiệm, trở thành ‘bông tuyết’ (snowflakes) hẹp hòi và mong manh.

Sự xâm nhập của tư tưởng cộng sản vào nền giáo dục Mỹ thể hiện ở chỗ: Nhồi nhét tư tưởng cộng sản vào thế hệ trẻ, và “sự đúng đắn về chính trị” đã trở thành kim chỉ nam hoạt động cho việc đàn áp tư tưởng trong khuôn viên trường đại học; Ngăn cản thế hệ trẻ từ việc tiếp xúc với hệ tư tưởng và văn hóa truyền thống; Nhồi nhét quan niệm biến tướng trong học sinh ngay từ khi còn nhỏ; Nuôi dưỡng tính ích kỷ, lòng tham và sự buông thả của học sinh, nuôi dưỡng khuynh hướng chống quyền uy và phản truyền thống, tăng cường việc coi bản thân là trung tâm, v.v.

Trong số 45 mục tiêu của đảng cộng sản được liệt kê trong “Những người cộng sản trần trụi” (The Naked Communist: Exposing Communism and Restoring Freedom), có một số như: “kiểm soát trường học; sử dụng trường học như băng chuyền tuyên truyền xã hội chủ nghĩa và cộng sản; làm suy yếu chương trình giảng dạy; kiểm soát các đoàn thể giáo viên; viết đường lối của đảng vào sách giáo khoa.” Ngày nay, nền giáo dục Mỹ đã đạt được những mục tiêu này và ở một mức độ nhất định, đã làm thay đổi nền giáo dục trên toàn thế giới.

Cuốn Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta đã chỉ ra rằng giải pháp cho vấn đề là quay trở lại giáo dục truyền thống. Những giác giả hoặc thánh nhân như Socrates, Chúa Giê-su, Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử được gọi là “thầy”. Các nhà giáo dục vĩ đại nhất này đã đi đến một kết luận tương tự: giáo dục là để bồi dưỡng phẩm đức chí thiện.

Cuốn sách viết: “Nền giáo dục cổ điển phương Đông và phương Tây trải qua hàng ngàn năm, vừa kế thừa văn hóa của Thần truyền lại cho con người, vừa lưu giữ được nhiều kinh nghiệm và tài nguyên quý báu. Theo tinh thần giáo dục cổ điển, vừa có đức vừa có tài là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sự thành công của giáo dục.”

Tiêu Nhiên
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)