Tại sao ông Biden lại muốn thiết lập đường dây nóng với Bắc Kinh tương tự như “điện thoại đỏ” với Liên Xô trong thời kỳ Chiến trang Lạnh? Xung đột Mỹ – Trung có thể sắp bùng nổ? Chuyên gia kinh tế tổng hợp của Đài Loan Ngô Gia Long (Wu Jialong) nhận định Hoa Kỳ dự doán sẽ có xung đột và thể hiện tâm lý “tiên lễ hậu binh” (ngoại giao trước, quân sự sau). Chuyên gia khoa học chính trị Đài Loan Minh Cư Chính cũng cho rằng đây là chiến lược hai tay của Hoa Kỳ, ngoài ra việc Bắc Kinh sử dụng chiến tranh hạt nhân để đe dọa Nhật Bản là điên cuồng, đồng thời nhấn mạnh rằng các bên Đài Loan phải hiểu rằng cốt lõi của chiến lược là chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Joe Biden Tập Cận Bình
Ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình (Nguồn: china-embassy.org – Trí Thức VN đồ họa)

Chuyên gia Ngô Gia Long: Hoa Kỳ nhìn thấy trước xung đột, thực hiện “tiên lễ hậu binh”

Ông Ngô Gia Long nói trên “Insight News”, Hoa Kỳ đang chuẩn bị tâm lý, tức là họ đã dự đoán rằng có thể có xung đột, và đó là lý do tại sao họ phải ra động thái này. Vậy điều này có tác dụng gì? Hoa Kỳ ban đầu dự định sắp xếp để hai lãnh đạo gặp mặt hoặc làm hội nghị chính trị trực tuyến v.v. Bây giờ, dường như Hoa Kỳ đang thúc đẩy đối đầu với Bắc Kinh, tạo thành một mặt trận thống nhất, bao vây Bắc Kinh, đồng thời cũng có vẻ như đang thân thiện với Bắc Kinh, ví dụ như việc thiết lập đường dây nóng, tương tự như “điện thoại đỏ” của Mỹ và Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.

Ông Ngô Gia Long tin rằng điều này ám chỉ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh đã bước vào một thời kỳ chiến tranh lạnh mới. Thứ hai là Hoa Kỳ dự đoán rằng sẽ có xung đột, vì vậy muốn nói cho Bắc Kinh biết rằng Hoa Kỳ đã chuẩn bị tâm lý để thiết lập một đường dây nóng nhằm giảm thiểu nguy cơ cạnh tranh phát triển thành xung đột. Tất nhiên, đó không chỉ là quân sự, mà còn là kinh tế, khoa học kỹ thuật và các phương diện chính trị quốc tế khác. Sự phát triển theo mô hình Chiến tranh Lạnh đòi hỏi một quá trình tìm hiểu.

Ông Ngô tiếp tục, điểm thứ ba là Hoa Kỳ đang bày tỏ mong muốn hòa bình và hy vọng rằng sẽ không có đánh nhau hoặc xung đột, nhưng nếu có xung đột trong tương lai, thì cũng đừng trách, coi như đây đang là “tiên lễ hậu binh” (ngoại giao trước, quân sự sau). Cách Bắc Kinh diễn giải điều này phụ thuộc vào việc liệu các nhóm ngoại giao và an ninh quốc gia mà ông Tập Cận Bình có thể phản ứng theo cách này hay không.

Ông Ngô phân tích, từ khi bắt đầu giao dịch thương mại trong thời Trump, cho đến nhiều dịp khác hay các đợt triển khai quân sự, có thể diễn giải mối quan hệ Mỹ – Trung như sau: nếu ông vẽ một đường màu đỏ, tôi sẽ càng dẫm lên đường màu đỏ của ông! Vì vậy, tình huống này quả là đang làm khó cho nhóm của ông Tập Cận Bình tìm cách đối phó, trước đây ai cũng không muốn làm mất lòng Bắc Kinh, nhưng bây giờ họ không sợ nữa, Nhật Bản gửi vắc-xin cho Đài Loan, máy bay quân sự của Mỹ đến Đài Loan, Đức bật đèn xanh cho vắc-xin…

Chuyên gia Minh Cư Chính: Chiến lược hai tay của Hoa Kỳ

Chuyên gia Minh Cư Chính nhận định, trên thực tế, điện thoại đỏ chỉ là một kiểu hình dung. Đường dây nóng đời đầu là sử dụng điện tín; đời thứ hai thì thực sự sử dụng đường dây điện thoại, còn như nó có màu đỏ hay không thì không rõ, đời thứ ba sử dụng vệ tinh, có thể gửi văn bản, hình ảnh và các thông tin khác. Liên lạc bằng đường dây nóng có hai mục đích: thứ nhất là để ngăn ngừa các việc ngoài dự kiến, thứ hai là để tránh những đánh giá sai lầm.

Ông Minh cho rằng đây là chiến lược hai tay của Hoa Kỳ: một tay cứng và một tay mềm. Tay cứng là đề cập đến việc thành lập một liên minh và lập lại ranh giới ngăn chặn, không phải để giao chiến, mà là nhằm gây áp lực buộc Bắc Kinh phải sửa đổi kiểu hành vi của mình, đáp ứng kỳ vọng của mọi người. Còn tay mềm chính là xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hẳn sẽ là không lập tức bùng nổ, bởi vì chiến tranh là một chuyện rất nguy hiểm, đặc biệt là chiến tranh hạt nhân thì cực kỳ nguy hiểm.

Bắc Kinh điên cuồng

Tuy nhiên, chuyên gia Minh Cư Chính nhấn mạnh rằng cũng không khẳng định điều này, bởi vì Bắc Kinh đã lấy bom hạt nhân để đe dọa Nhật Bản, chuyện mà một quốc gia văn minh sẽ không làm. Điều này mang lại cho người ta ấn tượng về một “con buôn” chiến tranh tồi tệ, cực kỳ hiếu chiến và điên cuồng, thậm chí là liều lĩnh tính đến chuyện sử dụng chiến tranh hạt nhân có thể diệt vong loài người, một điều không thể nào chấp nhận nổi. Ngoài ra, dám mắng Nhật nhưng cũng chẳng dám mắng Mỹ, chẳng qua cũng chỉ đang bóp quả hồng mềm, chọn kẻ yếu mà bắt nạt thôi.

Nếu muốn thiết lập một đường dây nóng, Hoa Kỳ cũng không nên nóng vội

Theo phân tích của chuyên gia Minh Cư Chính, ranh giới cuối cùng hiện tại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nói chung là không thể bị phá vỡ. Vì vậy, tránh chiến tranh, tránh đánh giá sai lầm và tránh bất trắc là mục đích cốt lõi của đường dây nóng. Do đó, chiến lược hai tay của ông Biden coi như không tệ, câu hỏi tiếp theo là liệu đường dây nóng có thể được thiết lập thành công hay không? Thực ra thì Hoa Kỳ và Trung Quốc ban đầu đã có đường dây nóng quân sự, nhưng không hiệu quả lắm vì Hoa Kỳ phàn nàn rằng nó thường chỉ đổ chuông trong phòng trống trong vài giờ mà không có ai trả lời.

Ông Minh đưa ra một ví dụ, Hiệp hội Quan hệ hai bờ Eo biển Đài Loan (ARATS) của Trung Quốc Đại Lục và Quỹ giao lưu hai bờ Eo biển (SEF) của Đài Loan cũng được coi là đường dây nóng. Sau sự cố lần trước, SEF đã gọi nhưng bên kia cũng không có hồi đáp lại. Nói cách khác, các chế độ độc tài hoặc cộng sản thường có cách chơi như vậy, không muốn người khác nhìn rõ quân bài trên tay, hoặc là cố tình tỏ ra lạnh nhạt, để bạn cảm thấy muốn nói thì cần phải lấy lòng họ, và sau đó bạn dần tự thay đổi cách thức hành vi của mình thay vì họ thay đổi. Việc trì hoãn thời gian để kìm hãm bạn, ngược lại gây áp lực cho bạn, gây căng thẳng trong lòng bạn.

Ông Minh cho rằng câu hỏi đầu tiên đặt ra cho đường dây nóng giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh là liệu nó có thể thiết lập thành công hay không, nếu Bắc Kinh thông minh thì nên thiết lập đường dây nóng. Còn về việc sau khi thiết lập đường dây nóng sẽ có ảnh hưởng gì không, cũng không nhất định vậy, Hoa Kỳ không nên quá nóng vội, nếu không sẽ bị Bắc Kinh nắm thóp chơi xỏ, bình thường muốn Đài Loan, yêu cầu Hoa Kỳ nhượng bộ trong vấn đề Đài Loan, bây giờ thì còn phải nhìn xem xem ông Biden có muốn hay không.

Chính đảng của Đài Loan cần hiểu rằng cốt lõi của chiến lược tình thế là chống Cộng

Đối với Đài Loan nên đóng vai trò gì? Chuyên gia Minh Cư Chính kêu gọi, mặc dù Đài Loan quay trở lại vòng vây nhưng đang quá bị động, do đó nên chủ động hơn, chính đảng ở Đài Loan cần phải hiểu rõ cục diện, ai không hiểu thì cần loại ra. Chiến lược cốt lõi là chống ĐCSTQ, mọi người cần phải hiểu điều này.

Hứa Thiên Nhạc, Vision Times

Xem thêm: