Quân đội Myanmar đang đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình công khai, trong khi nhiều nước không ngừng lên án thì Tổng thống Nga Putin lại cử phái đoàn cấp cao tham gia lễ duyệt binh của quân đội Myanmar, ủng hộ giới tướng lĩnh độc tài đảo chính Myanmar. Ngoài ý đồ chơi con bài Myanmar chống phương Tây và Mỹ, động thái của Nga cũng có những cân nhắc về địa chính trị nhằm vào Trung Quốc.

Embed from Getty Images

Cựu Tổng thống U Htin Kyaw của Myanmar gặp Tổng thống Nga Putin tại cuộc họp Sochi ASEAN 2016 (Nguồn: YURI KOCHETKOV / AFP/Getty Images).

Hình ảnh tồi tệ của Nga khi đứng chung với đao phủ

Một phái đoàn cấp cao của Nga do Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin dẫn đầu đã có chuyến thăm kéo dài 2 ngày tới Myanmar. Phái đoàn Nga đã có cuộc gặp với lãnh đạo quân đội Min Aung Hlaing của Myanmar vào ngày 26/3 và tham dự lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 76 năm thành lập Quân đội Myanmar vào ngày 27/3.

Alexander Fomin 2017 02 08
Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin (Nguồn: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga/ Wimimedia)

Truyền thông Nga đưa tin, hoạt động có phái viên quân sự của Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác, riêng với Nga là quan chức cấp cao nhất tham dự. Ngày duyệt binh đã trở thành ngày đàn áp đẫm máu nhất kể từ sau cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, gây phẫn nộ lên án từ cộng đồng quốc tế.

Người từng chỉ trích Putin là cựu Thủ tướng Nga Kasyanov đã lên án Putin tiếp tục làm xấu hình ảnh quốc tế của Nga khi Thứ trưởng Quốc phòng Nga trở thành khách nước ngoài cấp cao duy nhất trong hoạt động duyệt binh của Myanmar lần này.

400px Mikhail Kasyanov 2007
Cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov (Nguồn: DaniilZ1/ Wikimedia)

Blogger nhà văn nổi tiếng của Nga Rustem Adagamov cho biết, người đứng đầu chế độ độc tài Myanmar đã đặc biệt ca ngợi nước Nga và trao tặng huy chương cho Fomin. Học giả chính trị Dariusz Piontkowski thì nói rằng vào ngày đẫm máu nhất ở Myanmar, Fomin theo lệnh của Putin đứng cạnh tên đao phủ trên bục quan sát cuộc duyệt binh.

Blogger nhà văn Malikin, người nổi tiếng trong giới truyền thông Nga ngay từ những năm 1990, nói rằng quân đảo chính Myanmar cảm ơn sự hỗ trợ của Nga. Dự kiến tháng 5 tới tại lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Matxcova nhân kỷ niệm 76 năm chiến thắng trong Thế chiến thứ Hai, trong số ít các phái đoàn nước ngoài chắc chắn sẽ có các nhà lãnh đạo quân sự Myanmar, đây thực sự là điều đáng xấu hổ đối với nước Nga.

Thúc đẩy hợp tác quân sự, không ngại cung cấp vũ khí tiên tiến

Tháng 5 năm ngoái khi Nga tổ chức lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ nhân kỷ niệm 75 năm chiến thắng trong Thế chiến thứ Hai, tướng Min Aung Hlaing nổi tiếng thân Nga đã đến thăm Moscow để tham gia sự kiện. Trong những năm gần đây, quân đội Myanmar đã hợp tác với Nga ngày càng chặt chẽ hơn. Ngoài việc tham gia các cuộc thi quân sự được tổ chức tại Nga và cử một số lượng lớn sĩ quan sang Nga đào tạo, Myanmar còn mua một số lượng lớn vũ khí của Nga, bao gồm máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, trực thăng vũ trang Mi-24, tên lửa phòng không, và hệ thống radar. Cuộc duyệt binh lần này của Myanmar trưng bày một số lượng lớn vũ khí do Nga sản xuất, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, máy bay chiến đấu MiG-29, trực thăng vũ trang. Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ hai bên có kế hoạch tăng cường hơn nữa hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự.

Trong năm nay, 6 máy bay chiến đấu Su-30SM do Nga cung cấp cho Myanmar sẽ được chuyển giao. Su-30SM là loại máy bay chiến đấu do Không quân Nga sử dụng, là phiên bản nâng cấp của máy bay Su-30MKI xuất khẩu cho Ấn Độ do quân đội Nga sản xuất, hiệu suất vượt xa máy bay chiến đấu Su-30 mà Nga xuất khẩu sang Trung Quốc. Việc Nga cung cấp máy bay chiến đấu đặc biệt của họ cho Myanmar cho thấy họ không chỉ không cảnh giác với Myanmar, còn thể hiện mối quan hệ thân thiết đặc biệt khác thường giữa hai bên.

Trong vòng 3 tháng, đây là lần thứ hai lãnh đạo quân sự Nga đến thăm Myanmar. Cuối tháng Giêng, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cũng đã thăm Myanmar, khi đó hai bên đạt được một số thỏa thuận vũ khí. Ngay sau khi Shoigu rời đi thì quân đội Myanmar đã đảo chính.

Shoigu
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu (phải) và Tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Myanmar, Thượng tướng Min Aung Hlaing (Nguồn: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga/Thư viện ảnh)

Trong chuyến thăm lần này, đoàn đại biểu Nga được đón tiếp theo quy cách cấp cao. Trong Bộ Quốc phòng Nga, Fomin phụ trách về hợp tác quân sự nước ngoài và buôn bán vũ khí. Trước khi giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Fomin là Chủ tịch của Công ty xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga, công ty độc quyền buôn bán vũ khí.

Tiếp cận Myanmar về mọi phương diện

Lần này trong phái đoàn Nga đến thăm Myanmar còn có những người khác và các nhóm phỏng vấn truyền thông. Myanmar là một quốc gia Phật giáo, trong thành viên trong phái đoàn của Fomin có cả lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng ở Nga, điều này cho thấy Nga đang đặc biệt nỗ lực cho mối quan hệ chặt chẽ với Myanmar.

Trong phái đoàn Nga lần này còn có Gusev, người nổi tiếng trong giới truyền thông Nga là Tổng biên tập của tờ báo Đoàn Thanh niên Cộng sản Moscow. Gusev cũng là Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo Moscow và là nhà hoạt động xã hội có tiếng ở Nga, cho thấy Nga muốn xây dựng mối quan hệ thân thiết với Myanmar không chỉ giới hạn trong lĩnh vực quân sự và buôn bán vũ khí.

Tờ báo Đoàn Thanh niên Cộng sản Moscow có số lượng phát hành lớn, đã đặc biệt đăng bài phỏng vấn của Gusev với Min Aung Hlaing. Ông Min Aung Hlaing cho biết muốn hai bên tăng cường hợp tác kinh tế, giới thiệu công nghệ Nga, mời giới doanh nghiệp Nga đầu tư giúp Myanmar phát triển công nghiệp và du lịch. Hiện nay trong số các nước Đông Nam Á thì Thái Lan và Việt Nam đã miễn thị thực cho công dân Nga, Min Aung Hlaing hứa sẽ xem xét để Myanmar có đãi ngộ tương tự như vậy với công dân Nga.

Vốn thường được coi là một phương tiện truyền thông tự do, báo cáo của tờ Đoàn Thanh niên Cộng sản Moscow cho thấy họ không chỉ tán thành cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar mà thậm chí còn biện minh cho sự tàn bạo của quân đội. Một hãng truyền thông chính thức khác của Nga là Đài truyền hình Zvezda của quân đội Nga cũng đưa tin chi tiết về cuộc duyệt binh và chuyến thăm của quân đội Nga, nhưng không đề cập một lời nào về vụ trấn áp.

Khi gặp Fomin, Min Aung Hlaing ví Nga như người bạn cũ đáng tin cậy. Còn Fomin ví Myanmar là đồng minh và đối tác chiến lược đáng tin cậy của Nga ở Đông Nam Á và khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, Nga đã cung cấp vắc xin và hỗ trợ y tế cho Myanmar.

Nắm cơ hội tại Myanmar trong cân bằng với Trung Quốc và đối đầu Mỹ

Một số nhà phân tích chiến lược ở Moscow cho rằng chính quyền Putin có ý ngăn cách Myanmar và thế giới phương Tây, dường như muốn chơi con bài Myanmar chống lại Mỹ. Mặt khác, Myanmar không chỉ là thành viên của ASEAN mà còn là nước láng giềng của Trung Quốc, Nga đang đẩy mạnh phát triển quan hệ với các nước láng giềng của Trung Quốc và các nước châu Á khác nhằm cân bằng quan hệ Nga – Trung, vì vậy Myanmar trở thành một phần quan trọng trong chiến lược của Nga. Nếu Nga có thể giành được chỗ đứng vững chắc ở Myanmar thì con bài thương lượng do Nga nắm giữ cũng sẽ tăng lên khi Nga tương tác với Trung Quốc.

Ngoài ra, Nga muốn trở thành một lực lượng độc lập khác, cố gắng cung cấp cho các nước Đông Nam Á giải pháp thay thế thứ ba ngoài hai thế lực lớn là Mỹ và Trung Quốc. Tình hình chính trị ở Myanmar đang rối bời, chế độ quân sự ở Myanmar cảnh giác với Trung Quốc, không tin tưởng và không muốn dựa vào Trung Quốc, do đó Nga nhìn thấy cơ hội ở đây.

Học giả chiến lược Simonov có chỉ ra rằng sau đối đầu với phương Tây và Mỹ thì Nga không còn cách nào khác là phải tăng cường quan hệ với Trung Quốc, nhưng đồng thời Trung Quốc cũng gây ra nhiều rắc rối cho Nga.

Ông Simonov nói: “Nga cần nắm chắc chừng mực vấn đề, định rõ ranh giới ở đâu. Một mặt phải tích cực hợp tác với Trung Quốc, mặt khác phải tránh phụ thuộc vào Trung Quốc. Lý do và lo lắng của Nga là rõ ràng, vì Trung Quốc là nước láng giềng của Nga nhưng sức mạnh quốc gia ngày càng lớn mạnh”.

Ngoài thúc đẩy ngoại giao với Myanmar, chỉ hơn một tuần trước cũng có phái đoàn cấp cao khác của Nga đến thăm Việt Nam – một thành viên ASEAN và một nước quan trọng khác ở Đông Nam Á, phái đoàn do thân tín của Putin là Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Nikolai Patrushev dẫn đầu. Nga cũng cung cấp vắc-xin cho Việt Nam, đồng thời cũng được Việt Nam đón tiếp theo quy cách cấp cao. Patrushev đã gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

Theo VOA

Xem thêm: