“Văn phòng Đại diện Đài Loan” gần đây đã mở cửa và bắt đầu hoạt động tại thủ đô của Litva, điều này đã khiến ĐCSTQ tức giận và hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước xuống cấp đại biện. Vì sao ĐCSTQ không trực tiếp cắt đứt quan hệ ngoại giao với Litva mà chỉ hạ cấp?

DL litva
Ông Eric Huang (thứ ba từ phải sang), người hiện là Trưởng phái bộ của Đài Bắc tại nước láng giềng Latvia, được chỉ định là người đứng đầu của Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Litva. (Ảnh Twitter Bộ Ngoại giao Đài Loan).

Litva thiết lập Văn phòng Đại diện tại Đài Loan, nhận được sự ủng hộ của Mỹ và EU

Văn phòng Đại diện Đài Loan tại Lithuania (Litva) được thành lập ngày 18/11 tại thủ đô Vilnius. Đây là lần đầu tiên Đài Loan thành lập văn phòng ngoại giao với tên gọi “Đài Loan“, tại một quốc gia không phải là nước bang giao. Trước đây, Đài Loan đều lấy tên là “Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc” hoặc “Văn phòng Đài Bắc”.

Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya đã đến Litva, sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Litva là ông Gabrielius Landsbergis, Thứ trưởng Mỹ cho biết, Mỹ từ chối ý đồ “của các nước khác” nhằm can thiệp vào mối quan hệ Litva và Đài Loan.

Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc biểu hiện không hài lòng mạnh mẽ và nghiêm nghị phản đối, đồng thời quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao giữa Litva và Trung Quốc từ cấp đại sứ xuống cấp đại biện.

Bộ Ngoại giao Litva thể hiện sự đáng tiếc về động thái này của Trung Quốc, nhắc lại việc kiên trì chính sách “một Trung Quốc”, có quyền hợp tác với Đài Loan, chấp nhận và mở rộng cơ quan đại diện phi ngoại giao, thúc đẩy qua lại kinh tế thương mại thực chất giữa 2 nước.

Liên minh châu Âu (EU) thì không cho rằng việc này vi phạm chính sách “một Trung Quốc” của EU, và nhắc lại lập trường ủng hộ Litva. 

Vì sao lại hạ cấp ngoại giao thay vì “cắt đứt ngoại giao”?

Lần cuối cùng ĐCSTQ hạ cấp quan hệ ngoại giao từ cấp đại sứ xuống cấp đại biện là vào năm 1981, thời điểm đó Hà Lan bán tàu ngầm cho Đài Loan. Cho đến năm 1984, hai nước mới nối lại quan hệ ngoại giao ở cấp đại sứ. Sự kiện lần này là động thái ngoại giao tương tự trong vòng 40 năm qua của ĐCSTQ.

Trong cùng ngày tuyên bố hạ cấp quan hệ ngoại giao, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn Cầu, (kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ), cho rằng quyết định hạ cấp là một lời cảnh báo. Ông nói: “Nếu Litva có những hành động phá hoại hơn nữa đối với vấn đề Đài Loan, Trung Quốc có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao với Litva.”

Trang tin The Paper tại Trung Quốc Đại Lục dẫn lời học giả Trung Quốc Thôi Hồng Kiện nói rằng lý do Trung Quốc không cắt đứt quan hệ ngoại giao là để tránh tác động quá mức đến quan hệ Trung – Âu. Nếu 22 nước thực sự cắt đứt quan hệ ngoại giao, “sự phản đối của Litva đối với các vấn đề liên quan đến Trung Quốc trong EU sẽ không chút kiêng kỵ gì”,

Việc ĐCSTQ có áp dụng thủ đoạn cắt đứt quan hệ ngoại giao trong sự kiện Litva hay không, hiển nhiên cho thấy họ “sợ ném chuột vỡ bình”.

Ngày 22/11, ông Quách Dục Nhân, Giáo sư Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Châu Á – Thái Bình Dương, thuộc Đại học Trung Sơn Đài Loan, chia sẻ với Epoch Times, chính quyền Bắc Kinh đang cố gắng khiến sự kiện Litva thành một sự kiện riêng lẻ, chứ không phải phát triển thành một loại mô hình mẫu. 

Ông Quách Dục Nhân nói:

“Nếu vì cho phép Đài Loan thiết lập Văn phòng Đại diện, phía Trung Quốc bèn trực tiếp cắt đứt quan hệ ngoại giao với Litva, thì điều này sẽ biến thành một dạng khuôn mẫu. Các quốc gia khác cũng có khả năng lặp lại khuôn mẫu này, (nếu ĐCSTQ liên tục cắt đứt quan hệ ngoại giao), ngược lại sẽ tạo thành hình thế tốt hơn cho tổng thể ngoại giao của Đài Loan, đây là một nguyên nhân chính của việc ĐCSTQ sợ ‘ném chuột vỡ bình’.”

Ông nói, đặc biệt là các tương tác thân thiện gần đây của Đài Loan với Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, những quốc gia có thể trở thành “Lithuania tiếp theo”. Đây là điều mà ĐCSTQ rất muốn tránh.

Triệu Lập Kiên mạnh mẽ cảnh báo sửa chữa sai lầm, không nhắc đến cắt đứt quan hệ ngoại giao

Trong cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 22/11, người phát ngôn Bộ Ngoại Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã được hỏi về việc Trung Quốc có ý định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Litva hay không. Ông Triệu đã không trực tiếp trả lời rằng có cân nhắc cắt đứt quan hệ ngoại giao hay không, mà chỉ cho biết rằng phía Trung Quốc đã thể hiện đầy đủ lập trường quan trọng của mình, “phía Litva nên sửa chữa sai lầm ngay lập tức”.

Ông Trần Dụng Lâm, cựu quan chức ngoại giao của Lãnh sự quán ĐCSTQ ở Sydney, đã phân tích với Epoch Times vào ngày 22/11:

“Vì sao không trực tiếp cắt đứt quan hệ ngoại giao? Điều này cho thấy ĐCSTQ vẫn còn ôm giữ hy vọng, hy vọng sau này Litva sẽ quay lại, họ không muốn cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ này, và họ (ĐCSTQ) sẽ tiếp tục theo dõi hoạt động của Đài Loan ở đó.”

Ông Trần Dụng Lâm phân tích:

“Ở một mức độ nào đó, ĐCSTQ chấp nhận sự thừa nhận kép, nhưng họ tạm thời chưa thể nuốt trôi cục tức này, bởi vì đã quá mất mặt.”

Tên của Văn phòng Đại diện là Đài Loan, tương đương với việc làm nổi bật tên của đất nước. “Vì vậy, ĐCSTQ đã hạ cấp ngoại giao. Nhưng nó vẫn là một mối quan hệ ngoại giao, tương đương với việc thừa nhận ‘sự công nhận kép’ của Litva.”

Ông Phạm Thế Bình, Giáo sư Viện Nghiên cứu Chính trị – Đại học Sư phạm Đài Loan cho biết, Litva và ĐCSTQ duy trì quan hệ bang giao, và cũng thiết lập “Văn phòng Đại diện Đài Loan”. Điều này trở thành tiền lệ mở ra “sự thừa nhận kép”. Dự đoán tiếp theo các nước vùng biển Baltic cũng sẽ làm theo.

Ngoại giao kim tiền không còn tác dụng? Công nhận Đài Loan trở thành trào lưu

Việc ĐCSTQ hạ cấp ngoại giao với Litva, liệu có thể ngăn chặn “mô hình Litva” lan ra các nước Trung và Đông Âu hay không?

Ông Quách Dục Nhân lấy ví dụ, gần một năm qua ông đã tham gia một hội nghị truyền hình do các cơ quan nghiên cứu tư vấn ở các nước Trung và Đông Âu tổ chức, bao gồm các nước như Lithuania, Slovakia, Ba Lan, Ukraine, Hungary. Ông đã đích thân cảm nhận được ”những quốc gia đã trải qua sự lãnh đạo mạnh mẽ của Liên Xô, sau khi Liên Xô giải thể, khát vọng dân chủ đã lan rộng ra khắp nơi.”

Ông Quách Dục Nhân nói, dù là tin tức giả hay chiến tranh thông tin, những quốc gia này đã phải chịu đựng rất nhiều và đã trải qua những đau đớn. “Họ cũng ý thức rõ ràng về các mánh khóe mà các nước cộng sản sử dụng.”

Cựu quan chức ngoại giao Trung Quốc Trần Dụng Lâm nói rằng nước nhỏ như Litva phản kháng lại ĐCSTQ là điều rất hiếm có trước đây. “Quá khứ, ngay cả các nước lớn phương Tây cũng đi theo cây đũa thần kinh tế của ĐCSTQ. Các nước nhỏ coi trọng lợi ích kinh tế hơn và càng dễ dàng khuất phục trước ngoại giao kim tiền của ĐCSTQ.”

Ông Trần Dụng Lâm cho biết, trong những năm gần đây, nhiều quốc gia đã bắt đầu tỉnh táo và lo ngại về việc ĐCSTQ lợi dụng quan hệ kinh tế, thương mại để che đậy và gây ảnh hưởng. Dù sao thì Đài Loan là một chính thể dân chủ, nên họ có giá trị quan tương đồng với Đài Loan. Do đó, sự tương tác với Đài Loan trong tương lai sẽ càng công khai hơn, và thường xuyên hơn.

“Các quốc gia sẽ bắt đầu xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích, giá trị cơ bản và an ninh quốc gia của chính mình, nên sẽ có nhiều quốc gia sẽ công nhận Đài Loan hơn nữa. Đây là xu hướng của toàn thế giới.”

Theo Cao Tĩnh, Epoch Times

Xem thêm: