Ông Biden nhậm chức tổng thống chỉ mới một tuần, đã ký 27 sắc lệnh hành chính. Nhà tư bản công nghiệp Viên Cung Di đặt nghi vấn, một người 78 tuổi như ông Biden liệu có thời gian và tinh thần để đọc nhiều sắc lệnh như thế không? Vội vã ký như thế liệu có phải là theo ý của bản thân ông ấy không? Ông Viên Cung Di cho rằng ông Obama mới là ‘đầu sỏ’ đằng sau chính quyền ông Biden, đồng thời chỉ ra ông Tập Cận Bình và chính quyền mới của Mỹ đang thăm dò lẫn nhau. Ví dụ, Mỹ mời Đại sứ Đài Loan tại Mỹ là bà Tiêu Mỹ Cầm tham gia lễ nhậm chức, còn máy bay quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại khiêu khích trên vùng biển Đài Loan.

4458525536 0717e6bce2 b
Cựu Tổng thống Obama và cựu Phó Tổng thống Joe Biden (Ảnh: Pete Souza/ Nhà Trắng, chụp ngày 23/3/2010)

Ông Obama mới là ‘đầu sỏ’ đằng sau, cùng ông Tập Cận Bình thăm dò giới hạn của nhau

Sau khi ông Biden nhậm chức, các giới đều chú ý đến chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Ngày 25/1, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Tập Cận Bình một lần nữa đưa ra các từ ngữ “chủ nghĩa đa phương”, “xây dựng cộng đồng nhân loại chung vận mệnh”, đồng thời còn nói “không đóng cửa và bài xích người khác”, “động một chút là tách rời, cắt đứt nguồn cung, chế tài. Sự cách ly lẫn nhau thậm chí là cắt đứt với nhau do con người gây ra, chỉ có thể đẩy thế giới đi đến phân tách, thậm chí là đối kháng”. Những lời này của ông Tập Cận Bình dường như đang đưa ra ám thị cho ông Biden, nước Mỹ không thể đi theo con đường của ông Trump.

Ông Viên Cung Di cho rằng so với việc gọi chính quyền Biden, không bằng gọi là chính quyền Obama. Ông nói rằng ông Biden nhậm chức mới chỉ một tuần, mà đã ký 27 sắc lệnh hành chính, đã làm một số bố trí nhân sự khác, do dó “đằng sau có một thế lực”. Ông nói, có khoảng 70% đội ngũ trong chính quyền ông Biden là từ chính quyền ông Obama, “họ đang thực thi các chính sách của ông Obama, ở một mức độ nào đó thì có thể nói là ông Obama tái nhiệm”, “hiện giờ ông Tập Cận Bình đang thăm dò chính sách và ranh giới của đội ngũ chính quyền mới này”. 

Ông nói thêm, “Đại sứ Đài Loan tại Mỹ, bà Tiêu Mỹ Cầm, tham dự lễ nhậm chức của ông Biden, ngược lại [Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ] Thôi Thiên Khải lại không tham dự”, sự việc có chút kỳ quặc. “Tôi không tin đây là quyết định của ông Biden, có lẽ là chủ ý của ông Obama, ông ấy cũng đang thăm dò ông Tập Cận Bình”, “hai bên đều đang thăm dò lẫn nhau”. 

Trước đó, có tin đồn nói ông Trump muốn thành lập đảng mới, nhưng gần đây lại từ bỏ kế hoạch. Ông Viên Cung Di tiết lộ, ông Trump và Đảng Cộng hòa đạt được thỏa thuận, Đảng Cộng hòa không ủng hộ luận tội, và để ông Trump tiếp tục lãnh đạo Đảng Cộng hòa, ước tính sự ủng hộ ông Trump trong nội bộ Đảng Cộng hòa đạt 80 – 90%. Thượng viện sẽ triển khai luận tội vào ngày 8/2, ông Viên Cung Di dự tính chắc chắn sẽ không được thông qua, nhưng chính là để cho ông Trump một cơ hội, để ông ấy có thể lên tiếng [tại Thượng viện], tự biện hộ cho mình.

Tân Ngoại trưởng Tony Blinken thực sự chống Cộng?

shutterstock 1864960606
Ông Antony Blinken (Ảnh: vasilis asvestas / Shuttterstock).

Tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng nói rằng ông đồng ý với thái độ cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, đồng thời chỉ ra Trung Quốc muốn làm bá chủ thế giới, đây là thách thức lớn nhất của Mỹ. Nhưng ông Antony Blinken và ông Biden có mối quan hệ sâu sắc. Ông Blinken từng là Giám đốc thường vụ của Trung tâm Ngoại giao Biden thuộc Đại học Pennsylvania. Năm 2019, ông Blinken từ chức để tham gia vào đội ngũ tranh cử của ông Biden. 

Theo Fox News đưa tin hồi tháng 11 năm ngoái, trong thời gian tháng 5/2020, cơ quan giám sát của Chính phủ Mỹ – Trung tâm Luật pháp và Chính sách Quốc gia (National Legal and Policy Center -NLPC) đã đã khiếu nại Bộ Giáo dục về việc, ông Blinken đã nhận 22 triệu đô la Mỹ từ người quyên góp đến từ Trung Quốc trong thời gian làm Giám đốc Trung tâm Biden, trong đó có một món quà trị giá 14,5 triệu đô la. Trung tâm Luật pháp và Chính sách Quốc gia yêu cầu Trung tâm Biden công bố tên của những người quyên góp này. Có phân tích cho rằng với tư cách là Giám đốc thường vụ như ông Blinken, ông hoàn toàn nắm được việc này, dự đoán sau khi nhậm chức Ngoại trưởng, mặc dù miệng tỏ ra cứng rắn [với Trung Quốc], nhưng hành động thì chưa chắc, có thể sẽ không đưa ra chính sách hoặc chiến lược để đối kháng với ĐCSTQ. Ông Viên Cung Di nói rằng ngoài những khoản quyên góp rõ ràng này, thì những khoản mờ ám không biết có bao nhiêu, từ nay về sau, liệu có đưa ra chính sách nào đối với ĐCSTQ hay không thì vẫn cần phải quan sát. 

Ngân hàng HSBC hiện đã thành doanh nghiệp Trung Quốc Đại Lục

Gần đây, Ủy ban vấn đề đối ngoại của Quốc hội Anh đã triệu tập Noel Quinn, giám đốc điều hành của HSBC Holdings để yêu cầu giải thích việc đóng băng tài khoản ngân hàng của cựu nghị viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông Hứa Trí Sầm (Ted Hui). Ông Noel Quinn cho biết, HSBC không có lựa chọn nào khác, nếu không đóng băng tài khoản của ông Hứa thì sẽ phạm tội hình sự, thậm chí liên quan đến giấy phép kinh doanh. Giám đốc điều hành của HSBC Holdings đã lấy số liệu bị nghi ngờ của Chính phủ Hồng Kông làm ‘bia đỡ đạn’, nói rằng có 3 triệu người ký tên ủng hộ Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, muốn Hồng Kông khôi phục lại trật tự. Cách nói của ông Noel Quinn giống như đang biện hộ cho Chính phủ Hồng Kông và ĐCSTQ, sau đó ông đã bị ông Hứa Trí Sầm chỉ trích. 

Ông Viên Cung Di cho biết, cổ đông lớn nhất của HSBC là ĐCSTQ, “đã không còn là người Anh Quốc hoặc người Hồng Kông nữa”, nhưng điều khó xử đó là HSBC lại là công ty đăng ký tại Anh Quốc, nên làm theo luật của Anh Quốc và giá trị phổ quát, duy chỉ có hội đồng quản trị và cổ động đều là người của ĐCSTQ, “cho nên họ đều ủng hộ Luật An ninh Quốc gia”. Ngoài ra, giấy phép hoạt động của HSBC Hồng Kông là do Chính phủ Hồng Kông cấp. Vậy nên, nếu HSBC không chấp hành mệnh lệnh của cảnh sát đóng băng tài khoản của ông Hứa Trí Sầm, thì Chính phủ Hồng Kông sẽ thu hồi giấy phép. Do đó, HSBC không có lựa chọn nào khác.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rập khuôn theo mô hình của ĐCSTQ, phong tỏa khu dân cư

p2756708a64922839
Ông Viên Cung Di (Ảnh: Zhang Zhilong / Vision Times).

Gần đây, Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga kêu gọi “đồng lòng chống dịch, tiểu khu xóa ca nhiễm về 0”, đã huy động lượng lớn nhân lực vật lực phong tỏa khu dân cư. Cuối tuần trước (ngày 23, 24/1), phong tỏa khu vực chỉ định ở Jordan, trong khu vực này có 7.000 cư dân bị phong tỏa trong 2 ngày để làm xét nghiệm bắt buộc, chỉ phát hiện 13 trường hợp lây nhiễm. Có chuyên gia lên án cách làm của chính phủ có hiệu quả thấp và gây tốn kém. Tuy nhiên, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga lại không để ý đến sự phản hồi của khu dân cư, tối ngày 26 lại đột nhiên phong tỏa tiểu khu ở Yau Ma Tei, 330 cư dân bị phong tỏa để làm xét nghiệm và chỉ phát hiện 1 trường hợp lây nhiễm. 

Ông Viên Cung Di cho rằng năng lực quản trị của Chính phủ Hồng Kông đã đi xuống, “ĐCSTQ nói gì, Chính phủ Hồng Kông làm đó, đã biến thành tay sai”. Ông cũng lên án ông Tập Cận Bình tước đoạt tự do, nhân quyền và pháp trị của Hồng Kông, rót tiền vào thị trường chứng khoán Hồng Kông để tạo giả tượng kinh tế tốt. “Như thế này thì ông Tập Cận Bình có thể nói với thế giới”, “ông ấy làm giả cũng phải làm ra cả một vở kịch”. 

Ông Viên Cung Di đùa rằng nếu “phe vang” (người Hồng Kông chống Cộng) muốn tiếp tục ở lại Hồng Kông thì phải giả thành “phe xanh” (người Hồng Kông thân Cộng), nếu không sẽ phải di dân ra nước ngoài. Ông cũng chỉ ra nước Mỹ cũng làm thanh trừng chính trị, rất nhiều người ủng hộ ông Trump bị công ty sa thải, luật sư ủng hộ ông Trump không có việc làm, v.v. Do đó, rất nhiều người lật mặt chuyển sang ủng hộ ông Biden. Tuy nhiên, ông Viên Cung Di vẫn kiên trì ủng hộ ông Trump và ông Pompeo, hình dung rằng mình đang “đầu tư đường dài”, nếu đến lúc đó ông Trump lại quay trở lại chấp chính, thì sẽ tiếp thu kiến nghị của mình. Ông bổ sung, “Tôi không phản đối người Hồng Kông ủng hộ ông Biden, nhưng tôi thì không làm được.”

Lý Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: