Công ty máy kiểm phiếu Canada Dominion dính líu sâu vào vụ bê bối gian lận bầu cử năm 2020 ở Mỹ, tuy nhiên đây không phải chỉ lần đầu Dominion gây ra vụ việc lùm xùm như trên.

bau cu canada shutterstock 1538738303
Một điểm bỏ phiếu ở Montreal, Canada trong cuộc bầu cử ngày 21/10/2019. (Ảnh: dennizn / Shutterstock).

Vào năm 2014, đã từng xảy ra sự cố “trục trặc phần mềm” Dominion làm gián đoạn kiểm phiếu và kết quả bầu cử ở tỉnh New Brunswick, Canada. Đến năm 2018, hệ thống này lại tiếp tục gây ra rắc rối trong cuộc bầu cử thành phố Ontario ở xứ này.

Mặc dù công ty này đã lên tiếng xin lỗi về hai sự cố trên, nhưng đều đẩy trách nhiệm cho bên ngoài gây nên. Các tuyên bố đưa ra đại khái là: sự cố ở New Brunswick là do cơ quan bầu cử địa phương đã cài bổ sung thêm phần mềm của bên thứ ba, còn vụ Ontario là do bị bóp băng thông Internet trái phép.

Ông Aleksander Essex, giáo sư khoa máy tính Đại học Western ở Ontario, Canada, đã sử dụng trường hợp bỏ phiếu ở địa hạt Ontario làm nghiên cứu điển hình trong báo cáo năm 2019, về việc sử dụng công nghệ bỏ phiếu online.

Ngay từ đầu, ông Aleksander Essex đã nói rằng bỏ phiếu online theo kiểu Dominion:“không hề đảm bảo bất cứ tiêu chuẩn bảo mật nào dù ở cấp địa phương hay nhà nước.”  Báo cáo còn chỉ ra các lỗ hổng tiềm tàng bao gồm lộ thông tin cá nhân người đi bầu, thiếu văn bản giấy trắng mực đen, dễ dẫn đến việc “kết quả bầu cử được xác định bởi phía chính quyền”, thậm chí nếu máy móc gặp sự cố cục bộ hoặc toàn bộ, sẽ không có biện pháp khẩn cấp nào cả.

Ông Aleksander Essex còn chia sẻ với tờ Epoch Times, “Tôi muốn tách bạch chuyện máy móc phần mềm có lỗ hổng với việc bầu cử gian lận. Hai thứ không nhập nhằng với nhau.”

Báo cáo của giáo sư Aleksander Essex có phần phân tích, trong đêm bầu cử ngày 22/10/2018, các trang web bỏ phiếu tại 43 thành phố ở Ontario bỗng nhiên gặp sự cố, như tải chậm hoặc thậm chí không hiển thị nổi một số nội dung.

Trước tình huống trang web bỏ phiếu không khả dụng, nhiều thành phố bị ảnh hưởng, trong khi không có phiếu bầu giấy để làm phương án dự phòng, nhiều nhân viên đã đưa ra quyết định bất thường, tuyên bố đây là tình trạng khẩn cấp và tự cho phép kéo dài thời gian bỏ phiếu. Ở một số thành phố, việc bỏ phiếu bị hoãn lại 1 đến 2 tiếng đồng hồ, kéo dài cho đến khuya; hầu hết các thành phố bị ảnh hưởng đều kéo dài thời gian bỏ phiếu thêm 24 giờ.

Công ty Dominion đã đưa ra tuyên bố vào đêm bầu cử đó, đổ lỗi cho nhà cung cấp dịch vụ định vị internet có trụ sở tại Toronto rằng“bóp băng thông Internet trái phép xuống còn chỉ 1/10 thông thường”.  Kỳ quặc là, trong số bốn nhà cung cấp công nghệ bỏ phiếu online trong đêm đó, chỉ mỗi Dominion là công ty duy nhất bị sự cố “bóp băng thông”.

Giáo sư Aleksander Essex cho biết sau khi báo cáo được công bố, ông liên tục nhận được điện thoại từ các ứng cử viên thua cuộc khắp cả tỉnh. Họ cho rằng kết quả kiểm phiếu có vấn đề, nhưng không thể điều tra hay khởi kiện do thiếu bằng chứng cụ thể giấy trắng mực đen, mà chỉ có con số kết quả kiểm phiếu khô khốc.

“Chúng ta có thể làm gì được nếu một ứng cử viên nói, ‘Tôi nhận thấy có gian lận, tôi không nghĩ rằng tôi đã thua cuộc bầu cử’?’. Chà, chúng tôi có những ứng cử viên như vậy ở Ontario. Họ đang sống rất khổ tâm. Họ không biết chuyện gì đã xảy ra, cũng không muốn gây tổn hại cho xã hội bằng cách lên tiếng công khai những lời buộc tội và những lời tố cáo của họ” – Ông nói – “Về lâu dài, đây không phải là con đường chúng ta nên đi ”.

Nghiên cứu của ông Aleksander Essex cũng tiết lộ các vấn đề khác, bao gồm cả số lượng các khu vực nơi Dominion đã cung cấp dịch vụ bỏ phiếu trực tuyến. Trong một tuyên bố, Dominion cho biết, có 51 thành phố ở Ontario sử dụng cổng thông tin Dominion gặp tình trạng băng thông bị bóp, nhưng ông Essex tìm ra Dominion chỉ có 49 khách hàng  ở Ontario và 43 trong số này gặp sự cố.

Dominion, có văn phòng ở Toronto và Denver, đã không trả lời nhiều yêu cầu bình luận từ các phóng viên, đặc biệt là về câu hỏi liệu cử tri Canada có thể tin tưởng vào tính trung thực của các sản phẩm của họ hay không.

Dominion cũng chịu trách nhiệm kiểm phiếu cho hai cuộc bầu cử đầu tiên của lãnh đạo Đảng Bảo thủ Liên bang: trong cuộc bầu cử năm 2017, ông Andrew Scheer đã đánh bại ông Maxime Bernier với tỷ số sít sao; và trong cuộc bầu cử vào tháng Tám năm nay, các lá phiếu đã bị hỏng khiến kết quả của cuộc bầu cử bị trì hoãn trong vài giờ.

Hôm 16/11, trên Twitter chính thức của Elections Canada, cơ quan chịu trách nhiệm về các vấn đề bầu cử của chính phủ Canada, cho biết: “Công ty Bầu cử Canada từ trước tới giờ không sử dụng hệ thống kiểm phiếu Dominion. Chúng tôi đếm phiếu giấy bằng tay trước mặt những quan sát viên và chúng tôi chưa bao giờ sử dụng máy bỏ phiếu hoặc kiểm phiếu điện tử trong lịch sử 100 năm qua của mình. Máy bỏ phiếu hay bảng điện tử chưa bao giờ được sử dụng để kiểm phiếu”.

Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã chia sẻ lại dòng tweet này, và viết, “Điều này nói lên tất cả!”

Dominion bị cáo buộc gian lận phiếu bầu trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ

Trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2020, Dominion có dính líu đến nhiều vi phạm, trong đó điển hình khu vực Antrim, hạt đỏ truyền thống của bang Michigan, 6.000 phiếu bầu cho ông Trump đã được  hô biến thành phiếu bầu cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden.

Các quan chức ban đầu còn cho rằng sự cố là do lỗi phần mềm và lỗi của con người, sau đó lại quy hoàn toàn sự cố cho lỗi của con người. Bang Michigan nêu lý do rằng các nhân viên đã quên không cập nhật phần mềm thu thập dữ liệu từ máy bỏ phiếu.

Sáng sớm Ngày bầu cử, hai máy bỏ phiếu của công ty này đặt tại hai hạt ở Georgia cũng gặp trục trặc, khiến cử tri không thể bỏ phiếu trong nhiều giờ.

Nhóm chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump cáo buộc rằng nhiều bang chiến trường sử dụng hệ thống bỏ phiếu Dominion cũng đã xảy ra hiện tượng chuyển đổi phiếu bầu. Vào ngày 12/11, trên Twitter, tổng thống Trump trích dẫn một báo cáo nói rằng, “Dominion đã xóa 2,7 triệu phiếu bầu cho Trump trên toàn quốc” và các bang sử dụng Dominion “đã chuyển 435.000 phiếu bầu của ông Trump cho ông Biden.”  Ý kiến này chưa được xác nhận.

Dominion trong một tuyên bố cho biết, công ty “kiên quyết bác bỏ những khẳng định sai lầm về việc chuyển đổi phiếu bầu và các vấn đề phần mềm trong hệ thống bỏ phiếu của chúng tôi.”

Tuy nhiên, Dominion thừa nhận rằng họ đã quyên góp cho quỹ Clinton do gia đình bà Hillary Clinton điều hành, cũng không giải thích gì về thông tin công ty đã thuê lại cựu nhân viên của Chủ tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi, dùng làm người đi vận động hành lang.

Cựu công tố viên liên bang đồng thời là luật sư trong nhóm luật sư của Tổng thống Trump, nói rằng nhóm đã nhận được ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy hệ thống bỏ phiếu Dominion được thiết kế để thao túng bầu cử. Nó từng giúp các nhà độc tài như Venezuela Hugo Chavez và Nicolas Maduro tạo các phiếu khống để cướp đoạt kết quả bầu cử.

Theo Lâm Nghiên / Epoch Times

Xem thêm: