Vụ xả súng tại Nhà thờ Trưởng lão Đài Loan ở Irvine (Irvine Taiwanese Presbyterian Church), Nam California, Mỹ, đã gây chấn động trong cộng đồng người Hoa tại Mỹ. Cựu đại biểu Quốc hội Đài Loan Hoàng Bành Hiếu nói rằng nghi phạm bị trúng độc của “đại thống nhất” “chỉ có một” (Trung Quốc) mới làm ra sự việc này.

xả súng ở nhà thờ Dài Loan tại California
Vụ xả súng tại Nhà thờ Trưởng lão Đài Loan ở Irvine ở Nam California, Mỹ, đã gây chấn động cộng đồng người Hoa. (Ảnh ghép)

Nghi phạm trong vụ xả súng vào Nhà thờ Trưởng lão Đài Loan ở Mỹ là Chu Văn Vĩ, đã xông vào nhà thờ với một khẩu súng để giết người. Cảnh sát quận Cam điều tra và xác định vụ xả súng này là “sự kiện thù hận xuất phát từ từ động cơ chính trị”. Điều tra cho thấy Chu Văn Vĩ đến từ Đài Loan, từng tham gia “Hiệp hội Thúc đẩy Tái thống nhất Hòa bình Trung Quốc”, tổ chức này được coi là một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Hoàng Bành Hiếu cho biết, thực ra “người ngoại tỉnh thế hệ thứ hai” như Chu Văn Vĩ không xa lạ ở Đài Loan, đặc biệt là trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, có rất nhiều người trong cuộc vận động quần chúng của thuộc phe thống nhất. Các phần tử cực đoan cá biệt sử dụng  ngôn ngữ bạo lực đã đạt đến mức độ “nghe rợn tóc gáy”. May mắn là Đài Loan cấm súng, nếu không những hành động tàn bạo như Chu Văn Vĩ có thể đã sớm xuất hiện tại Đài Loan.

Ông Hoàng Bành Hiếu chỉ ra rằng ông ấy cũng là “người ngoại tỉnh thế hệ thứ hai” có cha mẹ là người Trung Quốc Đại Lục, và tình cờ là ông cũng cùng tuổi với Chu Văn Vĩ. Nói cách khác, họ đều có kinh nghiệm trưởng thành như nhau, và họ cũng có thể hiểu được quá trình dân chủ hóa và bản địa hóa Đài Loan, “người ngoại tỉnh” đặc biệt có cảm giác mất mát và sợ hãi.

Tuy nhiên, ông Hoàng Bành Hiếu nói rằng do quá trình dân chủ hóa tương đối hòa bình ở Đài Loan, đặc biệt là quá trình chuyển đổi luân phiên chế độ đầu tiên diễn ra suôn sẻ vào năm 2000, nỗi sợ hãi của các nhóm sắc tộc ở các tỉnh khác dần biến mất và xung đột sắc tộc nhanh chóng được xoa dịu, do đó năm 2008 mới có “người ngoại tỉnh Mã Anh Cửu” trúng cử Tổng thống Đài Loan với số phiếu bầu cao. Vào thời điểm diễn ra cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, thế hệ trẻ ở Đài Loan về cơ bản không quan tâm đến “vấn đề gốc gác”. Nhiều người ngoại tỉnh thế hệ thứ ba cũng đồng ý về ý thức chủ thể của Đài Loan, về cơ bản giống với các nhóm dân tộc bản địa của Đài Loan. Mọi người đã trở thành “độc lập tự nhiên”.

Ông Hoàng Bành Hiếu cho rằng việc ĐCSTQ đe dọa “thống nhất bằng vũ lực” đối với Đài Loan và đàn áp phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông đã dẫn đến sự đồng thuận về “chống Trung Quốc bảo vệ Đài Loan”. Điều này khiến “phe thống nhất” và đảng phái chính trị thân Trung Quốc nhanh chóng mất đi sự ủng hộ của người dân Đài Loan, khiến ĐCSTQ phải tăng cường hoạt động “chống độc lập”, và đây cũng là mục đích của việc thành lập nhóm xúc tiến thống nhất. Các tổ chức này là “treo đầu dê bán thịt chó”, lấy danh nghĩa “hòa bình” nhưng thực tế là bạo lực máu tanh, đầy những ngôn từ bạo lực “chống độc lập”, ví như “Đài Loan độc lập là con đường chết”, thậm chí còn công khai lên tiếng về các hành động “chặt đầu”.

Ông Hoàng Bành Hiếu nói thêm, tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ thường nói “người Trung Quốc không giết người Trung Quốc”, nhưng những lời nói kiểu như rút nửa dao ra rồi “người Đài Loan độc lập thì không công nhận họ là người Trung Quốc”, ý là có thể giết “người Đài Loan muốn độc lập”. “Đây cũng là cơ sở tâm lý cho việc hợp lý hóa động cơ giết người bừa bãi của Chu Văn Vĩ, không thù hận gì nhưng lại xông vào nhà thờ giết người.”

Ông Hoàng Bành Hiếu chỉ ra rằng cái gọi là “người Trung Quốc không giết người Trung Quốc” là một “mệnh đề giả dối” không thể chối cãi được trong lịch sử Trung Quốc. Thực tế hoàn toàn trái ngược, dù là thời thời chiến quốc trong lịch sử, thời nhà Tần, đến chính quyền cộng sản hiện tại, giết người Trung Quốc vừa nhiều vừa độc ác lại chính là “người Trung Quốc”. Chưa tính đến những người chết trong cuộc nội chiến Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản, chỉ tính riêng sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập chính quyền, với danh nghĩa “trấn áp phản cách mạng”“quét sạch phản cách mạng”, họ đã công khai thanh trừng tàn sát Quốc dân đảng và những người trong chính phủ, quân đội của Quốc dân đảng, trong hồ sơ có đến hơn 700.000 người bị giết hại, chưa kể đến các vụ giết ngườiCải cách Ruộng đất“, “chống cánh hữu” Cách mạng Văn hóa“, vượt xa ghi chép lịch sử của các triều đại Trung Quốc.

Người ngoại tỉnh thế hệ thứ 2: ĐCSTQ bức hại người Trung Quốc “may mắn có Đài Loan độc lập”

Ông Hoàng Bành Hiếu thở dài, đúng như lời mẹ ông thường nói khi còn sống: “May mà vẫn còn Đài Loan, nếu không chúng ta trốn đến Đảo Hải Nam thì phải nhảy xuống biển rồi!” Đương nhiên Trung Hoa Dân Quốc cũng đã diệt vong ở Đại Lục rồi.

Ông Hoàng Bành Hiếu nói: “Thật đáng tiếc, kẻ sát nhân Chu Văn Vĩ tự gọi mình là ‘đứa con tị nạn của quân Hồ Nam’ vì cha mẹ của hắn đã theo quân thua trận rút từ Hồ Nam về Đài Loan trong cuộc chiến Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, không phải cha mẹ của Chu Văn Vĩ đến Đài Loan vì họ sợ ĐCSTQ giết hại sao? Chẳng phải vì sự che chở của Đài Loan mà ông ta được sinh ra và lớn lên như một ‘đứa con tị nạn của quân Hồ Nam’ sao? Ăn cơm Đài Loan, uống nước Đài Loan mấy chục năm rồi, làm sao mà không biết ơn mảnh đất này? Thậm chí đến lúc lớn tuổi rồi mà lại còn lấy oán báo ơn?”

Ông Hoàng Bành Hiếu cho rằng tư tưởng “đại thống nhất” của Trung Quốc đã tạo ra các nhà độc tài và chế độ chuyên chế “độc đảng“, đồng thời kéo theo vô số tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra ở Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Nói tóm lại, Chu Văn Vĩ giống như nhiều người thuộc thế hệ lớn tuổi thuộc phe thống nhất ở Đài Loan, đã trúng độc “đại thống nhất” “chỉ có một” (Trung Quốc), thì mới bị những khẩu hiệu tuyên truyền thống nhất “chống độc lập và thúc đẩy thống nhất” của ĐCSTQ làm mê mờ, vô tình dấn thân vào con đường xa rời và thậm chí phản bội người dân Đài Loan.