WHO đảo ngược lập trường trước đây về các mũi tiêm tăng cường ngừa COVID

Hôm 21/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng nên sẵn sàng tiêm liều vắc-xin tăng cường chống COVID-19 trước tiên ở các nhóm dễ bị tổn thương, đảo ngược quan điểm trước đây rằng chúng không cần thiết cho những người khoẻ mạnh. WHO cũng khuyến nghị tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi, trong khi trước đó đã ngăn cản nhiều nước tiêm mũi bổ sung cho trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh.

 

Tổ chức Y tế của Liên Hợp Quốc cho biết tại một cuộc họp báo ở Geneva rằng họ sẽ khuyến nghị tiêm các mũi Pfizer-BioNTech bổ sung từ 4 đến 6 tháng sau khi tiêm liều hai mũi, hãng AP đưa tin.

Tổ chức này cho biết việc tiêm mũi bổ sung nên bắt đầu với các nhóm nguy cơ cao nhất. Tiến sĩ Kate O’brien, giám đốc về tiêm chủng, vắc-xin và sinh học của WHO, nói thêm tại cuộc họp báo rằng các mũi bổ sung là “một phần của chương trình tiêm chủng” nhưng không có nghĩa là “sử dụng cho tất cả các lứa tuổi.”

“Chúng tôi tiếp tục tập trung cao nhất vào tiêm chủng cho các nhóm ưu tiên cao nhất,” bà nói.

Theo website của WHO Tây Thái Bình Dương, những người trên 60 tuổi với tình trạng bệnh tật tiềm ẩn như đau tim và những người mắc bệnh ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch là nhóm nguy cơ cao nhất mắc bệnh nặng hơn hoặc mắc các biến chứng sức khoẻ do virus.

Quyết định khuyến nghị tiêm bổ sung là một sự đảo ngược lập trường trước đó của WHO, là ngừng tiêm mũi bổ sung tới khi nhiều nước hơn có thể tiếp cận liều hai mũi đầu tiên. Trong một tuyên bố cập nhất mới nhất ngày 22/12, WHO kêu gọi ngừng mũi bổ sung với những người trưởng thành khỏe mạnh tới cuối năm 2021 “để chống lại sự bất bình đẳng sâu sắc và lâu dài trong việc tiếp cận vắc-xin toàn cầu.” 

AP đưa tin, nhóm chuyên gia về tiêm chủng của WHO đánh giá hiệu quả của vắc-xin giảm dần theo thời gian và khả năng bảo vệ của mũi bổ sung khỏi tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng do các biến thể Delta và Omicron là những lý do để khuyến nghị mũi bổ sung.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng mũi bổ sung không ngăn được Omicron. Một nghiên cứu công bố tại Lancet cho thấy nhiều người Đức từ lứa tuổi 25 đến 39 đi đến Nam Phi trong khoảng từ tháng 11 và 12 năm 2021 đã bị nhiễm bệnh đột phá mặc dù tất cả đã tiêm bổ sung. 

Hãng AP đưa tin, WHO cũng khuyến nghị tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi trong thông báo của họ.

Chỉ 2 ngày trước thông báo này của WTO, tổ chức đã ngăn cản nhiều nước tiêm mũi bổ sung cho trẻ em và thanh thiếu niên khoẻ mạnh. Theo Reuters, khoa học gia trưởng của WHO Soumya Swaminathan nói rằng không có “chút bằng chứng nào” cho việc nhóm đó cần tiêm, thay vào đó yêu cầu các nước ưu tiên cho các nhóm nguy cơ cao cũng như nhân viên y tế khi cung cấp thuốc.

Lê Vy

Xem thêm:

Lê Vy

Published by
Lê Vy

Recent Posts

Israel không kích Iran sẽ tác động gì đến giá dầu, giá vàng và chứng khoán?

Hôm 19/4, Israel bị cáo buộc phát động phản công Iran, điều này khiến nhà…

2 giờ ago

Quá nhiều hay quá ít vitamin D đều có thể gây xơ cứng động mạch

Vitamin D là một trong những vitamin thiết yếu của cơ thể con người, giúp…

5 giờ ago

Ba Lan bắt nghi phạm liên quan đến ‘âm mưu ám sát ông Zelensky’

Một người đàn ông Ba Lan đã bị bắt vì cáo buộc cố gắng giúp…

9 giờ ago

Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Công an khởi tố ông Lê Tùng Vân

Công An Long An khẳng định ông Lê Tùng Vân phạm tội Loạn luân. Tuy…

10 giờ ago

Học cách tạo sự yên tĩnh cho bản thân để lắng nghe nhiều hơn

Càng im lặng, bạn càng nghe được nhiều hơn. Tắt điện thoại, ngừng đọc, ngừng…

10 giờ ago

Telegram, Signal, WhatsApp và Threads bị gỡ bỏ tại Trung Quốc

Apple cho biết vào ngày 19/4 rằng họ đã gỡ bỏ ứng dụng WhatsApp và…

10 giờ ago