Ngày 19/1 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra khuyến cáo, trong đó kêu gọi các quốc gia gỡ bỏ những quy định về hạn chế đi lại phòng dịch COVID-19. Theo WHO, những biện pháp này không mang lại thêm giá trị nào, mà chỉ khiến gia tăng tình trạng căng thẳng về mặt kinh tế – xã hội.

hạn chế đi lại
(Ảnh minh họa: Myriam B/Shutterstock)

Vào hôm 13/1 vừa qua, Ủy ban Khẩn cấp của WHO về Các quy định Y tế Thế giới đã nhóm họp trực tuyến để đánh giá về những diễn biến mới nhất của tình hình đại dịch COVID-19 trên toàn cầu trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan khắp nơi và khiến nhiều quốc gia cũng như vùng lãnh thổ phải tái triển khai các biện pháp ứng phó với đại dịch.

Cụ thể, WHO cho biết: “Ủy ban Khẩn cấp của WHO về Các quy định Y tế Thế giới xác định các hành động sau đây có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả các quốc gia: Gỡ bỏ hoặc nới lỏng các lệnh cấm lưu thông quốc tế vì chúng không mang lại thêm giá trị nào, mà chỉ làm gia tăng căng thẳng kinh tế – xã hội (của các nước thành viên WHO)”.

Ủy ban trên cho hay rằng chính sự thất bại của các biện pháp hạn chế đi lại, nhằm kiềm chế sự lây lan biến thể Omicron, đã chỉ ra sự thiếu hiệu quả của các quy định này.

Bên cạnh đó, WHO khuyến cáo rằng hoạt động giao thông quốc tế không yêu cầu bằng chứng tiêm chủng COVID-19 đối với du khách quốc tế như là điều kiện duy nhất để được phép di chuyển giữa các quốc gia do vấn đề tiếp cận toàn cầu bị hạn chế và phân phối vắc-xin COVID-19 không đồng đều.

Trước đó, ngày 30/11/2021, WHO đã khuyến nghị các nước không nên hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Theo tổ chức này, các lệnh cấm đi lại trên diện rộng không những không ngăn được Omicron lây lan trên toàn thế giới mà còn tạo ra gánh nặng đối với đời sống của người dân. Thêm vào đó, những biện pháp như vậy có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực y tế toàn cầu bởi nó khiến các nước không muốn thông báo và chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh.

Theo WHO,

Phan Anh

Xem thêm: