Ông John Kerry, Đặc phái viên khí hậu của Tổng thống Mỹ Biden, gần đây đã đến thăm Trung Quốc và được tiếp đón ở cấp thấp. Các cuộc đàm phán về khí hậu giữa hai bên đã bị thế giới bên ngoài chỉ trích vì không có gì mới. Bài xã luận ngày 19/4 của Wall Street Journal nghi ngờ rằng ông Kerry đã cúi đầu trước Trung Quốc (Đảng cộng sản Trung Quốc – ĐCSTQ), và những gì ông ấy nhận lại chỉ là một lời hứa suông.

shutterstock 1054603226
Ông John Kerry, đặc phái viên khí hậu của Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Alexandros Michailidis / Shutterstock).

Bài xã luận nói rằng đặc phái viên khí hậu của ông Biden và ông Tạ Chấn Hoa đã đưa ra một tuyên bố chung sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, nhưng có rất ít ý tưởng mới. Hai bên tuyên bố rằng họ “cam kết hợp tác với nhau và với các nước khác nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng khí hậu.” Hai nước sẽ nỗ lực “tăng cường thực hiện Thỏa thuận Paris” nhằm hạn chế phát thải carbon. Ông Kerry đã không đưa ra bất kỳ nhượng bộ lớn nào với Bắc Kinh, và Bắc Kinh cũng không đưa ra các cam kết mới để giảm lượng khí thải.

Về một khía cạnh nào đó, đây là một sự xoa dịu cho mối quan hệ Mỹ-Trung. Tuy nhiên, tất cả những lời hứa suông này không phải là không có giá. Lấy khí hậu làm trọng tâm duy nhất trong các chuyến thăm sớm để nói với Trung Quốc rằng Mỹ coi vấn đề khí hậu là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ Mỹ-Trung. Về phía Trung Quốc, nếu không bàn đến các vấn đề Đài Loan, Hồng Kông, việc Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, vấn đề Biển Đông, Bắc Triều Tiên, hay việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, thì họ sẽ rất vui vẻ thảo luận với  Mỹ về vấn đề khí hậu.

Nhưng Bắc Kinh cũng rất rõ ràng rằng họ sẽ bỏ qua bất kỳ cam kết phát thải carbon nào có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Thứ trưởng Ngoại giao Lạc Ngọc Thành cho biết vào tuần trước: “Một số quốc gia yêu cầu Trung Quốc làm nhiều hơn nữa về vấn đề biến đổi khí hậu. Tôi e rằng điều này không thực tế lắm.”

Ông Kerry không dẫn dắt Bắc Kinh suy nghĩ lại, thay vào đó lại cho các nhà lãnh đạo ĐCSTQ có cơ hội tiến hành một cuộc tấn công quan hệ công chúng ở Thượng Hải. Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính hoan nghênh việc Washington quay trở lại thỏa thuận mà cựu TT. Trump từng rút khỏi. “Trung Quốc hoan nghênh việc Mỹ quay trở lại Thỏa thuận Paris và mong Mỹ ủng hộ thỏa thuận này.” Ông Kerry cũng mời ông Tập Cận Bình tham gia hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về vấn đề khí hậu toàn cầu vào cuối tuần này.

Đồng thời, ông Kerry có vẻ như đang chúc phúc cho tham vọng chính sách công nghiệp xanh của Trung Quốc (ĐCSTQ), gồm cam kết trong tuyên bố chung theo đuổi “các chính sách, biện pháp và công nghệ khử cacbon trong ngành công nghiệp và điện.” Đối với Trung Quốc, điều này có nghĩa là họ sẽ ưu tiên phát triển công nghiệp hơn là các chính sách xanh. Trong cuộc thảo luận sau này về vấn đề làm méo mó thương mại hoặc trợ cấp, các quan chức Trung Quốc sẽ trích dẫn lại những lời này. Ông Kerry đang nói với Trung Quốc rằng miễn là nước này ủng hộ năng lượng xanh của Mỹ, mọi thứ đều sẽ trở nên dễ dàng.

Những nhận xét phóng đại của Bắc Kinh về Hiệp định Paris đặc biệt phong phú. Trong những năm kể từ khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2017, lượng khí thải carbon của Mỹ đã giảm xuống. Năm 2019, Mỹ đạt mức phát thải thấp nhất kể từ năm 1992, mức bình quân đầu người cũng thấp nhất kể từ năm 1950. Điều này được quy công lớn cho việc khoan đá phiến dầu tự nhiên.

Trong cùng thời kỳ đó, lượng khí thải của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể và sẽ không giảm cho đến năm 2030. Như một bài báo của Reuters vào tháng Hai cho biết: “Năm ngoái Trung Quốc đã phê duyệt việc xây dựng thêm nhà máy nhiệt điện than 36,9 GW, gấp 3 lần so với một năm trước, nâng tổng công suất lắp đặt đang được xây dựng lên 88,1 GW. Hiện giờ nhà máy này đang trong quá trình phát triển sản lượng điện đốt than với công suất 247 GW, đủ để cung cấp năng lượng cho toàn nước Đức.”

Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc (ĐCSTQ) không quan tâm đến Hiệp định Paris vì họ biết rằng hiệp định này không ràng buộc họ, nhưng nó sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của các nước phương Tây. Người Trung Quốc hẳn không thể ngờ rằng chính phủ Mỹ hiện tại lại xóa sổ nền kinh tế khí đá phiến thịnh vượng từng làm giảm giá năng lượng và khiến Mỹ ít phụ thuộc hơn vào dầu mỏ nước ngoài.

Không đạt được bất kỳ thỏa thuận mới nào (với ĐCSTQ) là một việc tốt, bởi hiệp định sẽ hạn chế Mỹ, nhưng không hạn chế Trung Quốc. Nhưng ông Kerry đã cho thấy ở Iran và những nơi khác rằng ông sẽ không thỏa hiệp trong việc theo đuổi các thỏa thuận tồi tệ. Không có gì ngạc nhiên khi Bắc Kinh tin rằng Mỹ đang suy tàn.

Tiêu Nhiên, Vision Times

 Xem thêm: