Đó là cảnh báo của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi đầu tháng 4 vừa qua. Hoa Kỳ đang hành động để đảm bảo các nước “nhận thức được mối đe doạ” của việc ký kết các dự án liên quan với những điều kiện của Bắc Kinh.

640px Mike Pompeo and Xi Jinping
Ông Mike Pompeo và ông Tập Cận Bình (Ảnh: Wikimedia)

Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra cảnh báo rằng việc Trung Quốc xây dựng các hòn đảo nhân tạo trên biển Đông (hay còn được gọi là biển Nam Trung Hoa) án ngữ tuyến giao thông quốc tế và những sáng kiến thương mại của dự án “Vành đai và Con đường” đều cùng nằm trong chiến lược an ninh quốc gia toàn diện của nước này.

Cơ sở hạ tầng mà Bắc Kinh đang xây dựng ở biển Đông “không chỉ vì họ muốn tự do hàng hải,” ông Pompeo nói trong một cuộc thảo luận tại Washiongton với ông Rich Lowry, chủ bút tập san National Review.

“Những nỗ lực xây dựng cảng khắp thế giới của Trung Quốc không phải vì họ muốn trở thành những người đóng tàu và quản lý đường thuỷ tài ba, mà hơn thế, mỗi bến cảng đều có trong đó yếu tố an ninh quốc phòng của Trung Quốc.”

“Sáng kiến Vành đai và Con đường cũng tương tự như vậy,” ông Pompeo nói thêm.

Ông Pompeo nhắc lại lời cảnh báo của ông về dự án “Vành đai và Con đường” là “những bẫy nợ” làm xói mòn chủ quyền của các quốc gia đồng ý với các điều khoản của Bắc Kinh.

“Chúng tôi đang hành động cần mẫn để chắc chắn mọi người trên thế giới hiểu đươc mối đe doạ đó,” ông Pompeo nói. “Tôi cho rằng thế giới đã bắt đầu nhận thấy điều này và châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, đang nhận thức được mối đe doạ này.”

Nhận xét của ông Pompeo đã vạch ra mối liên hệ gần gũi giữa hai vấn đề vốn đang gây ra mối quan ngại cho Mỹ và các đồng minh chiến lược, đặc biệt khi mới đây chiến lược “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đã xâm nhập vào Liên minh Châu Âu, gây nên sự bất hoà trong khối và với Mỹ.

Ông Pompeo đã bày tỏ sự “thất vọng” với quyết định của nước Ý khi nước này ký bản ghi nhớ “không ràng buộc” với ông Tập, trở thành quốc gia đầu tiên trong khối Bảy nền kinh tế phát triển tham gia vào dự án của Trung Quốc.

Lực lượng hải quân và không quân Mỹ đã tăng cường tàu thuỷ và chiến hạm tuần tiễu ở biển Đông nhằm bảo đảm tuyến đường biển Indo – Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”, còn Pháp đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân tại khu vực từ năm 2014.

Các nước nằm trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc chiếm khoảng 68% dân số thế giới và 36% tổng sản phẩm quốc nội. Giao thương buôn bán giữa Trung quốc và các nước mà sáng kiến nhắm tới dự kiến lớn lên tới 117 tỷ đôla trong năm nay, theo một phân tích gần đây của hãng bảo hiểm tín dụng thương mại Fuller Hermes.

Giá trị hàng hoá trung chuyển qua biển Đông vào khoảng 3 nghìn tỷ đôla một năm, chiếm một phần ba thương mại toàn cẩu. Trung Quốc đang tự nhận chủ quyền đối với vùng biển này, nhưng bị các nước láng giềng phản đối, trong đó có Philippine, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Bảo Minh

Xem thêm: